Trong một buổi trò chuyện riêng, một người không liên quan đến lĩnh vực tài chính đặt câu hỏi "Chứng khoán có phải đánh bạc không?", một researcher của XYZ, một công ty môi giới chứng khoán, không ngập ngừng trả lời "Phải."
Khi đó tôi nghĩ ngay đến tính ham cờ bạc của người Việt Nam.
Trước đây tôi có viết một bài viết tiêu đề là Đánh Bạc Và Tư Cách để nói chuyện các tiến sỹ, giáo sư ở Học Viện Tài Chính bị bắt trên xới bạc. Tuy nhiên phát hiện, nhiều người tìm đến đọc thông qua Google Search với các từ khóa như "hoc cach danh bac", "cach danh bac bip".
Có lẽ tính máu me cờ bạc đã ăn vào máu, hoặc là sản phẩm kế thửa của cha ông. Việt Nam chìm trong trong chế độ phong kiến quá lâu. Đồng thời giáo dục hầu như không giúp người ta nhận thức về vấn đề đánh bạc này. Tôi đọc tất cả các trang web tin tức liên quan đến tài chính, kinh doanh, kinh tế đều không có một mục nào nói về tài chính cá nhân. Chỉ duy nhất một trang web dành cho phụ nữ, có một mục nhỏ về các mẹo quản lý chi tiêu.
Việc giáo dục những kiến thức căn bản về tài chính cá nhân ở Việt Nam là hoàn toàn không có. Thậm chi ngay cả những người làm tiến sỹ cũng mù về tài chính cá nhân, nói chi là là cao học hay đại học. Còn những người dân thì chỉ biết đỏ đen. Miền Bắc thì đánh chắn, tá lả. Miền Nam thì tiến lên, bài cào. Đi đâu cũng nghe binh, xập xám, nghe người ta thảo luận về các phím gian lận. Các xếp trong các doanh nghiệp nhà nước thì cá độ bóng đá. Người miệt vườn sông nước như An Giang thì mê đá gà. Ra ngoài đường thì thấy bàu cua tôm cá, lên mạng thì thấy skybets, livescore, asia bet, soccer bet...Tôi sử dụng một công cụ thông kê của Google thì có rất nhiều người search các từ khóa như: đánh bạc, cách đánh bạc, mẹo đánh bạc, bí quyết đánh bạc, thủ thuật đánh bạc, nghề đánh bạc, dạy đánh bạc, dạy đánh bạc bịp, nghệ thuật đánh bạc, đánh bạc online, ...
Tôi mở một tài khoản giao dịch tại Saigon Securities Inc, thì câu đầu tiên mà nhân viên hỏi tôi là "Anh H. đã chơi chứng khoán bao giờ chưa?". Một câu hỏi rất bình thường thôi, nhưng hàm ý trong đó là người ta coi việc bỏ đồng tiền đi mua cổ phiếu cũng giống như người ta đi chơi bowling, hay mấy đứa con nít chơi thú nhún. Ở Việt Nam,người không phân biệt được giữa đầu tư (investing) và thương mại (trading). Hầu như tất cả đều cho rằng mình là nhà đầu tư (investor), nhưng thực sự họ là nhà kinh doanh buôn bán (trader).
Tôi lấy một ví dụ thế này: các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs hay Barclays kiếm được lợi nhuận trên thị trường futures, options hay swap. Bạn sẽ nghĩ rằng họ có được những khoản lợi nhuận lớn đó bằng những thương vụ lớn với mức chênh lệch giá cao. Sai. Các giao dịch của họ có mức bid/ask (chào mua - chào bán) thấp, nhưng họ làm với số lượng rất lớn. Vậy thì, đối với những người buôn cổ phiếu (stock traders) như ở Việt Nam, thường sẽ ủng hộ phân tích kỹ thuật, sẽ kiếm được tiền bằng cách thực hiện nhiều giao dịch. Chứ nếu không họ sẽ đơn thuần trở thành người đánh bạc. Tôi có dự một vài conference, workshop của một số traders nước ngoài. Quyết định mua bán cổ phiếu của họ chỉ đơn thuần dựa trên phân tích biểu đồ. Nhưng tôi nhận ra rằng họ giao dịch thường xuyên và luôn kiểm soát việc giao dịch của mình. Trong mỗi giao dịch đơn lẻ, họ có thể không lời nhiều, hoặc lỗ, nhưng tổng hợp lại thì họ thu được lợi nhuận.
Tuy nhiên một điều không ổn là hầu như những nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam thì không rành phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật thì mù tịt, còn kiến thức cơ bản về tài chính cá nhân thì không có. Ví dụ trong đợt giá vàng lên vửa rồi, nhiều người vay tiền ngân hàng mua vàng đánh lên, và thua lỗi vì không đoán đúng giá vàng lên xuống. Những người như vậy không hiếm. Tôi rút ra rằng họ không có kiến thức, không có kinh nghiệm, tiền cũng không có nhiều, họ sẽ không thể thành công được.
Việc đánh bạc ở Việt Nam là rất nguy hại do thiếu kiến thức tài chính cá nhân cơ bản. Ở nước ngoài, thuế doanh nghiệp thấp, thuế thu nhập cá nhân cao, ở Việt Nam thì ngược lại, thuế doanh nghiệp cao, còn thuế thu nhập cá nhân gần như không có. (Bạn để ý là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải giảm thuế doanh nghiệp từ 28% xuống 25% và bắt đầu thu thuế thu nhập cá nhân.) Không rõ đây là nguyên nhân hay hệ quả, nhưng thu nhập của người dân Việt Nam quá thấp. Không thể phủ nhận rằng thời kỳ bao cấp đã làm cuộc sống người dân cơ cực. Và thế hệ sau đó vẫn còn chịu ảnh hưởng. Với thu nhập thấp như vậy họ luôn có động lực để đánh bạc. Nếu nhu cầu cải thiện thu nhập của họ quá lớn, thì những tác động về pháp luật sẽ không kiểm soát nổi.
Nói tóm lại, việc đánh bạc sẽ chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
+ động lực đánh bạc
+ các biện pháp hạn chế đánh bạc
+ kiến thức, tư duy nhận thức về chuyện đánh bạc
Theo tôi thì ở Việt Nam, động lực quá lớn, còn tư duy nhận thức và tính nghiêm minh của pháp luật thì quá thấp nên một giải pháp toàn diện sẽ phải giải tất cả các yếu tố đó: kinh tế phát triển kèm theo nâng cao chất lượng cuộc sống người dân (tôi dùng chữ chất lượng cuộc sống vì lương cao mà giá cả lạm phát tăng thì cũng có thay đổi cả), giáo dục kiến thức tài chính ngay từ lứa tuổi nhỏ (tôi luôn ủng hộ việc dạy những kiến thức về tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, cách quản lý chi tiêu... trong trường học thay vì học những thứ như tính lim, tính tích phân, hay đọc các chỉ số ghi trên các transistor trên bo mạch...), quản lý chặt các hoạt động đánh bạc cá độ.
Bài viết tuyệt lắm bác. Mình thik bài này. hihi
Trả lờiXóaCó mấy ý viết đại vậy thôi :P
Trả lờiXóaHay.Period.
Trả lờiXóaCan dua ra giai phap cu the- Ko the noi khong vay thi ai cung biet
Trả lờiXóa