Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Kiềm Chế Cảm Xúc

Hãy nhìn tiêu đề bài báo bên dưới.


Abu Dhabi sẽ cấp cho Dubai $10 billion để giải quyết nợ nần. Và tin này làm cho thị trường các nước châu Á hồi phục. Các chỉ số như Nikkei 225, Hang Seng, Taiwan's Taiex hay Sensex đều có những sắc xanh.
Nhưng thử hỏi chuyện của Dubai thì có liên hệ gì tới VN-Index, Kospi hay Shanghai Composite?
Nếu bạn một chương trình thời sự buổi tối trên TV, bạn không cần hiểu nội dung (ví dụ, bạn coi kênh nước ngoài), bạn nhìn vào headline ghi chỉ số index các thị trường quốc tế, chạy dưới biên tập viên. Nếu bạn thấy toàn sắc đỏ, thì ngày mai VN-Index khó mà xanh được (Tôi có test vài lần, nhưng có lẽ chưa đủ empirical evidence).

Vấn đề ở đây tôi muốn nói tới là vấn đề tâm lý. Tôi nghĩ rằng những yếu tố cơ bản sẽ cần thời gian để thể hiện trên thị trường, và nó đại diện cho xu thế dài hạn. Còn thị trường cổ phiếu hàng ngày do tác động tâm lý là chính. Những nhà đầu tư không kiềm chế được cảm xúc rất dễ mắc phải những cái bẫy như bull trap hay bear trap. Chuyện gì xảy ra khi những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số Index còn chưa rõ ràng mà ta lại có những tin tốt hay tin xấu ở mãi tít Trung Đông hay Hy Lạp?

Thu thập biên tập được một vài ý về kiềm chế cảm xúc khi giao dịch đầu tư chứng khoán:

1) Chỉ giao dịch với số tiền mình cho phép thất bại. Đừng mua bán vớt tất cả so tiền bạn cất công kiếm được. Ngay cả những quản lý quỹ cũng chừa tiền mặt để tiện xoay chuyển thì tại sao bạn đặt cược tất cả số tiền của mình?
2) Có một kế hoạch tốt phác thảo lý do tại sao bạn tiến hành giao dịch và trong trường hợp nào thì bạn thoát vốn, rút lui. Hãy làm theo nguyên tắc của bạn.
3) Luôn đặt stop loss khi tiến hành giao dịch, và không dịch chuyển mức stop loss này xuống.
4) Luôn dự kiến rằng việc giao dịch sẽ không theo đúng ý mình trong 50% trường hợp. Nghe có vẻ như cá cược 50-50, nhưng ý nghĩa ở đây là nếu có lỗ thì đó cũng nằm trong dự toán của bạn.
5) Không chủ quan tự cho rằng mình luôn đúng. Bạn có thể có lý do đúng khi tiến hành giao dịch, nhưng thị trường vẫn có thể lên xuống không vừa ý bạn.
6) Đừng hy vọng mọi giao dịch đều đem lại lợi nhuận. Bạn có thể lỗi ở giao dịch này, thắng ở giao dịch khác. Quan trọng là mức cân bằng cuối cùng.
7) Nhận ra rằng 90% số người bắt đầu chơi sẽ mất tiền. Đó là cái giá bạn trả đề học ở bước đầu.
8) Thực hành các kỹ thuật về quản lý tiền (ví dụ, không chấp nhận rủi ro hơn 5% số vốn ở trong mỗi trường hợp)
9) Phần lớn những người giao dịch chứng khoán thành công cũng trắng tay một hay vài lần. Vì thế, cứ coi như là ... tiền trôi (!).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).