Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Trắc Nghiệm Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro

Bảng câu hỏi trắc nghiệm về mức độ chấp nhận rủi ro hay mức độ chịu rủi ro.

Nên nhớ rằng mức độ chấp nhận rủi ro là một vấn đề mang tính chủ quan riêng của mỗi người vì mỗi người có độ tuổi, yêu cầu về thu nhập, cũng như những mục tiêu tài chính khác nhau...

Về độ tuổi


1. Tuổi của bạn hiện giờ là?
a) 65 hoặc cao hơn.
b) 60 đến 64.
c) 55 đến 59.
d) 50 đến 54.
e) Dưới 50.

2. Khi nào bạn dự định sẽ cần phải rút tiền mặt khỏi danh mục đầu tư của mình?
a) Ít hơn một năm.
b) Trong vòng 1-2 năm.
c) Trong vòng 2-5 năm.
d) Trong vòng 5-10 năm.
e) Ngoài 10 năm.

Những nguồn lực tài chính

3. Những khoản tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn hiện tại có thể chi trả những chi phí sinh hoạt trong vòng bao nhiêu tháng trước khi bạn phải rút tiền từ danh mục đầutư của mình?
a) Ít hơn 3 tháng.
b) 3 đến 6 tháng.
c) 6 đến 12 tháng.
d) Hơn 12 tháng.

4. Trong vòng những năm tới, bạn dự tính chuyện gì sẽ xảy ra với thu nhập của mình?
a) Có thể sẽ giảm một cách đáng kể.
b) Có thể sẽ giảm chút ít.
c) Chắc cũng không thay đổi.
d) Có thể tăng chút ít.
e) Có thể tăng đáng kể.

5. Tỉ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập hàng năm mà bạn có thể dành ra trong những năm gần đây?
a) Không
b) 1 đến 5%.
c) 5 đến 10%
d) 10 đến 15%
e) trên 15%

6. Trong những năm tới, bạn dự tính tỉ lệ tiết kiệm của bạn sẽ:
a) Giảm đáng kể.
b) Giảm chút ít.
c) Vẫn giữ nguyên.
d) Tăng chút ít.
e) Tăng đáng kể.

Mức độ kiềm chế cảm xúc về rủi ro

7. Lợi nhuận mong đợi từ danh mục?
a) Tôi không quan tâm danh mục của tôi có theo kịp tốc độ lạm phát hay không; tôi chỉ muốn bảo tồn vốn của mình.
b) Lợi nhuận của tôi phải theo kịp mức lạm phát với mức độ dao dộng nhỏ nhất.
c) Lợi nhuận của tôi phải hơn mức lạm phát một chút, chỉ với mức độ dao động vừa phải.
d) Lợi nhuận của tôi phải vượt xa lạm phát, ngay cả khi sẽ phải có dao động đáng kể.

8. Bạn mô tả tính cách của mình như thế nào?

a) Tôi là một người bi quan. Tôi thường dự trù khả năn xấu nhất có thể xảy ra.
b) Tôi cũng hay lo lắng. Dù bạn có nói gì, thì tôi có thể sẽ vẫn lo lắng.
c) Tôi cẩn thận, nhưng luôn sẵn sàng nghe ý tưởng mới. Hãy thuyết phục tôi.
d) Tôi rất khách quan. Hãy cho tôi thấy mặt thuận lợi, cũng như mặt hạn chế, tôi có thể đưa ra quyết định và trung thành với nó.
e) Tôi là người lạc quan. Mọi thứ sẽ kết thúc tốt đẹp sau cùng.

9. Khi bạn theo dõi các khoản đầu tư theo thời gian, bạn nghĩ bạn sẽ tập trung chú ý vào điều gì?
a) Những khoản đầu tư riêng rẽ đang hoạt động kém.
b) Những khoản đầu tư riêng rẽ đang hoạt động tốt.
c) Những kết quả hiện tại của toàn danh mục.
d) Kết quả thực hiện lâu dài của toàn danh mục.

10. Giả sử bạn có 100 triệu để đầu tư và có 5 danh mục với thang lợi nhuận khác nhau. Bạn sẽ thấy thoái mái nhất với danh mục nào? (với lạm phát không đáng kể 2-3%)
a) Danh mục A, thu nhập cuối năm từ 99 triệu tới 103 triệu.
b) Danh mục A, thu nhập cuối năm từ 98 triệu tới 106 triệu.
c) Danh mục A, thu nhập cuối năm từ 96 triệu tới 110 triệu.
d) Danh mục A, thu nhập cuối năm từ 92 triệu tới 122 triệu.
e) Danh mục A, thu nhập cuối năm từ 84 triệu tới 140 triệu.

11. Nếu giá trị của danh mục đầu tư của bạn giảm 20% trong một năm, bạn sẽ làm gì?
a) Loại bỏ ngay người tư vấn đầu tư của mình.
b) Chuyển tiền sang những khoản đầu tư thận trọng hơn để giảm khả năng tiếp tục lỗ trong tương lai.
c) Xem xét lại tình hình, và nếu thấy nó như có vẻ tiếp tục giảm, thì chuyển một phần danh mục đầu tư sang các khoản đầu thận trọng hơn.
d) Tham vấn với người tư vấn đầu tư của mình để chắc chắn rằng việc phân bổ tài sản của mình là đúng, và tiếp tục chống chọi vượt qua.
e) Suy nghĩ nên đầu tư thêm vì giá đang quá rẻ.

12. Những loại rủi ro hay sự kiện nào tệ nhất bạn nghĩ sẽ xảy ra?
a) Mất hết hoặc còn rất ít khoản đầu tư ban đầu sau một năm.
b) Tỉ lệ lạm phát sẽ vượt mức lợi nhuận thu được trong dài hạn, và nó làm giảm giá trị của đồng tiền mình nắm giữ.
c) Tình trạng hoạt động của danh mục không đủ đáp ứng những mục tiêu của mình.
d) Tình trạng hoạt động của danh mục sau cùng nhỏ hơn benchmark của thị trường.
e) Những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao không được chớp lấy (dù việc này cũng kéo theo nhiều rủi ro hơn)

Cách tính điểm:

Scoring a = 1, b = 2, c = 3, d = 4, e = 5
Để tính thời hạn đầu tư time horizon: cộng kết quả từ câu 1, câu 2.
Để định ra phong cách đầu tư: cộng từ câu 3 - câu 12.

Đối chiếu kết quả: xin bấm vào hình sau [kết quả]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).