Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

7 Mẫu Người Thất Bại Trong Tài Chính

Đọc bài viết '7 Types Of People Who Fail In Finance' của tác giả Marv Dumon khiến tôi phải đắn đo suy nghĩ.

Để có được sự nghiệp (hay đơn giản chỉ là một công việc), bạn phải đủ sức gây ấn tượng cho người phỏng vấn bạn. Bối cảnh thực tế thì rất cạnh tranh. Đôi khi, ban nhân sự tuyển vào những chuyên gia tài chính rất cá tính. Họ có vẻ bế ngoài hòa nhoáng, có tính cách, và những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Tuy vậy, khi các nhóm cộng sự cùng làm việc thì những đồng sự này mới nhận ra rằng sự cư xử bất thường này là rào cản tính đồng đội trong công việc, ý thức về mục tiêu chung của nhóm và cách xử lý công việc sao cho gọn gàng.

Tiếp đây là 7 mẫu tính cách mà bạn có thể nhận thấy sẽ có thể tiêm một liều thuốc độc vào văn hóa công ty, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính.

1. The Pontificator (gia trưởng)
Pontificators (tạm dịch là gia trưởng) thường lơ là công việc và hay ra mặt vào những thời điểm không thích hợp, thường là khi bạn sắp phải hoàn thành báo cáo trong 2 tiếng đồng hồ nữa, họ có mặt ngay trước khi một cuộc họp bắt đầu hay khi bạn đang lao vào phòng vệ sinh. Pontificators chỉ chú tâm tới bản thân, và ít nghĩ về tổ chức hay những mục tiêu của nhóm. Họ thường cằn nhằn đồng nghiệp với lời lẽ cay nghiệt, nịnh bợ cấp trên, nhưng khi họ gặp ai đó có chuẩn mực, hay có vị thế cao thì họ tôn thờ người đó.

Tại sao họ thất bại:
Pontificators làm mất thời gian của mọi người và làm họ khó chịu. Họ làm nhụt chí của nhóm bắng những phê bình gậy nản lòng, và tất nhiên tinh thần làm việc theo nhóm sẽ xuống. Một tổ chức cơ cấu tốt có thể đẩy những người này sau khi được thông qua bởi những thành viên trọng đội. Một điều đang tiếc là pontificators có thể có năng suất làm việc cao nên một số nhà quản lý cũng miễn cưỡng loại bỏ họ.

2. The Selfish Jerk (tư lợi)
"Selfish jerks" - những thằng ngu mà keo kiệt- thỉnh thoảng khi có cơ hội thể hiện hình ảnh của mình ở công ty, có thể thú nhận rằng mình quan tâm đến tổ chức và mục tiêu của nhóm. Những người này thực sự chỉ chăm chăm đến nhu cầu riêng của mình. Khi công ty lâm vào tình thế khó khăn - đó là lúc một người hướng tới giải quyết - thì "the selfish jerk" cất cánh bay sang một công ty khác chỉ trong chớp nhoáng hoặc chỉ làm việc để vảo vệ việc chỗ làm của mình. "The selfish jerk" thường ăn theo các vần đề tài chính hay các industry benchmarks, thường mê hoặc bởi những số liệu thống kê về lương bổng, thường dò xét xem đồng nghiệp được trả lương bao nhiêu.

Tại sao họ thất bại:
Những loại tính cách này làm nhà quản lý phải xua đuổi. Những chuyên viên tài chính có khả năng làm lãnh đạo sẽ có tố chất lãnh đạo và quản lý. Tính cách tư lợi dẫn tới sự hủy hoại văn hóa công ty mà không ai muốn bao gồm cả ganh đua, đấu đá, chơi sau lưng, phá ngầm hay thiếu tinh thần đồng đội.

3. The Nerd/Doormat (yếu đuối)
The nerd/doormats có được thành công mang tính học thuật ở trường lớp. Mọi người dễ nhận ra tính cách, nhưng không may, doormats hoàn toàn phớt lờ đi kỹ na7ng giao tiếp và gặp khó khăn trong việc thể hiện, trình bày ngay cả sự việc đơn giản một cách rành mạch. Vì doormats lại thường là những người có tư duy cao, nên họ có thể từ chối những khóa huấn luyện về giao tiếp hay kỹ năng lãnh đạo,

Tại sao họ thất bại:
The doormat thích ở một mình và tránh né các đồng nghiệp khi cần hợp tác trong nhóm. Điều này là tăng chi phí về tính liên thông, liên kết hay truyền đạt sai lệch. Thường khi có xung đột trong nhóm, the doormat không thể dùng lời lẽ cần thiết để phản kháng bảo về những gì là đúng. Họ đánh mất cơ hội thăng tiến cho các đồng nghiệp khác hoạt bát hơn.

4. The Procrastinator (chậm chạp)
Procrastinators thành công trong ở trường lớp và những công việc trước. Bản thành tích làm chọ họ nghĩ rằng thành công của họ là một 'chức năng' của tính cách cá nhân chứ không phải của làm việc siêng năng, sự sáng trí hay việc thực hành nhuần nhuyễn. The procrastinator trở nên tự mãn, và thường tự mãn, và chờ cho tới lúc khá khẩn cấp mới bắt tay vào.

Tại sao họ thất bại:
Trễ nại báo báo tài chính hàng tháng, quý, năm là không chấp nhận được trong tài chính. Ngay cả khi procrastinators quay sang làm việc đúng giờ, vẫn đề chất lượng cũng đáng quan tâm. Trong tài chính, thắt nút cổ chai sẽ làm trễ thời hạn hoặc chất lượng kém. Trong nỗ lực làm đội ngũ hiệu quả hơn, nhà quản lý sẽ sa thải procrastinator.

5. The Excel Lightweight (thiếu thực hành thực tế, mù excel)
The Excel lightweight rất giỏi trong những lớp học về kế toán và tài chính. The lightweight có năng lực hiểu các quan niệm lý thuyết nhưng như thế là không đủ trong thế giới thực tại. Trong một tổ chức tài chính, kỹ năng thực tế như MS Excel nâng cao là động lực thúc đẩy tính trách nhiệm, hiệu suất làm việc, và sự chính xác trong các công thức thính toán. Làm sao bạn có thể thành công trong tài chính mà không giỏi những thứ cơ bản như spreadsheet? The Excel lightweight không biết nhiều về phím tắt, những công thức nâng cao và các cài đặt add-ins bổ trợ.

Tại sao họ thất bại:
The Excel lightweight luôn gây ra những sai phạm từ những lỗi về số hay công thức Excel. Những người này với ít hoặng không kinh nghiệm thực tế nghĩ rằng kiến thức siêu việt của mình có thể biến đổi thành ứng dụng thực tế trong công việc. The Excel lightweight tạo ra hàng đống các công việc 'phải làm lại' cũng như việc thanh kiểm tra nguồn gốc sai sót của những bản spreadsheet hay cơ sở dư liệu, đặc biệt là những dự án lớn. Chúng có thể sẽ hủy hoại sự nghiệp. Sự ê mặt hay tức giận sẽ lên đỉnh và được cấp trên hoặc khách hàng báo cáo lại cho nhà quản lý.

6. The Error-Prone Dummy (hay mắc lỗi)
The error-prone dummy - những kẻ khù khờ hay mắc lỗi - thường là analyst hay associate cấp thấp mà có vài mối liên hệ nên vào công ty bằng cửa sau. Anh ta có thể học cùng trường với người phỏng vấn, hay có cha là một nhà đầu tư trong công ty. Bạn không thể nào tìm một nhân viên cấp cao (senior) mà lài là error-prone dummies bởi vì họ sẽ bị đẩy ra ngay cả khi họ có mối quan hệ. Sự chính xác, khả năng tin cậy, tintu7o73ng làn những nhân tố then chốt trong tài chính. Điều không may, the error-prone dummy thường suốt ngày mơ mộng về những hoạt động buổi khuya hay tỏ ra quan tâmthi1ch thú những trận đá banh ở trường đại học/cao đẳng hơn chính công việc. Công việc của anh ta sẽ lãnh hậu quả, và đội nhóm sẽ lại mất thời gian làm lại công việc hoặc dò tìm xem chuyện gì không ổn.

Tại sao họ thất bại:
Họ bị đuổi việc vì đó là việc cần làm để giảm chi phí. Error-prone dummies không có khả năng thích nghi cao, ước tính về ngành kinh tế sai, quá lạc quan trong các dự báo hay tính toán sai lệch. Nếu tài chính như trò chơi đá banh thì the error-prone dummy tương đương với nhười chẳng bao giờ nhận được đường chuyền hay có nhận được thì cũng vụng về mà vuột mất.

7. The Apathetic Cyborg (thờ ơ lãnh đạm)
Apathetic cyborgs - người nửa người nửa máy lãnh đạm - không quan tâm, chỉ làm việc để không bị sa thải. Trong một bối cảnh mà mọi người lao vào làm việc kịp thời hạn , the apathetic cyborg không bao giờ thể hiện sự hăng say nhiệt tình. Đừng phí lời vì nó sẽ chui qua lỗ tai kia.

Tại sao họ thất bại:
The apathetic cyborg lúc nào cũng bất biến. Chắc có vấn đề gì khi CFO liên tục ca thán qua mail về việc tuân thủ Sarbanes-Oxley, hay 12% là chi phí vốn mới của công ty. The apathetic cyborg liếu không tuân thủ với những tiêu chuẩn quy tắc quan trọng, cung cấp giám sát công trình nhữnng thông tin sai về chi phí vốn để đánh giá dự án mới. Bởi vì the apathetic cyborg không cung cấp thông tin xác đáng để ra quyết định, họ sẽ sớm bị đuổi khỏi công ty.

Chia sẻ suy nghĩ
Nếu bạn muốn thành công trong tài chính với tổ chức của mình, hày thường xuyên nhận phản hồi từ đồng sự và lãnh đạo. Có những vấn đề và mục địch cần đạt được trong tài chính: tinh thần đồng đội, làm báo cáo đúng hạn, gắn liền với muc tiêu của tổ chức, rành excel và có ý thức (tuân thủ Sarbanes-Oxley). Nếu bạn biết mình đang đứng ở đâu, bạn sẽ ở vị thế mà có thể tiến hành những việc cần thiết để cải thiện những khía cạnh. Tài chính là lĩnh vực cạnh tranh và không có nhiều cơ hội cho những ai trong tầm radar bị sa thải.

6 nhận xét:

  1. bai viet that hay. tiec la minh thay minh o trong do. nhung day cung la co hoi nhan ra de dan sua chua. Thanks nhieu

    Trả lờiXóa
  2. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Không phải ai cũng hoàn hảo nên nhận ra để sửa chữa thì luôn là việc làm cần thiết.

    Trả lờiXóa
  3. Moi thu deu co the thay doi. Moi nha tai chinh can xac dinh xem minh can lam gi, dung qua quan tam nguoi khac nghi gi. Neu khong ban se chang lam duoc gi ca.

    Trả lờiXóa
  4. dính hầu hết các lỗi haizzzzzzzzzzzzzzzzzz:D

    Trả lờiXóa
  5. hik` như mik hơi yếu đuối nhỉ còn một chút thờ ơ nữa phải khắc phục mới đc

    Trả lờiXóa
  6. Hik hik mình là người Viet Nam 100% nên dính hết các lỗi haiz. :((

    Trả lờiXóa


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).