Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Bài Học Đầu Tư Của Anthony Bolton

Anthony Bolton không quá nổi tiếng để người Việt Nam nào cũng biết nhưng ông là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư nổi tiếng nhất United Kingdom, và là một trong nhà nhà đầu tư thành công nhất, mà đã quản lý quỹ Fidelity Special Situations fund trong suốt 27 năm với lợi nhuận trung bình mỗi năm là 19.5% (trong khi benchmark thị trường là 13.5%).

Phong cách đầu tư của Anthony là đầu tư giá trị và contrarian. Tư chất để Bolton trở thành một nhà quản lý danh mục đầu tư hoàn hảo là khả năng tư duy độc lập và kiên định trái ngược với đám đông.
Contrarian là một phong cách đầu tư đi ngược với xu thế thị trường hiện tại bằng cách mua vào những tài sản khi chúng diễn biến xấu và bán khi chúng diễn biến tốt.
Bolton, mệnh danh Peter Lynch của châu Âu, cho rằng tính khí là nhân tố cơ bản để phân biệt giữa một nhà quản lý tiền thành công và một nhà quản lý trung bình.
Những gì trong cuốn sách Investing Against the Tide năm 2009, thể hiện quan điểm đầu tư. Bài viết của Ryan C. Fuhrmann rút lại những bài học từ nhà quản lý quỹ này, tôi cũng bình luận một chút.

Về cách phân tích, và lựa chọn đầu tư
Bài học đầu tiên là đó là làm hết mọi cách để có thể tìm ra những ý tưởng đầu tư, dù đó là những bài viết trên tạp chí định kỳ, nghiên cứu những văn bản gốc của công ty hay nói chuyện với ban lãnh đạo công ty hay việc đem so sánh với những khoản đầu tư cùng loại. Điều này giống với nhà đầu tư huyền thoại Peter Lynch, và trong tiếng Anh có thành ngữ là "Leave no stone unturned", tức là mình sẽ làm hết mọi cách để có được sự lựa chọn đầu tư tốt nhất.
Đối với Bolton, phần lớn rủi ro của danh mục nằm ở mức độ rủi ro của từng cổ phiếu. Ông bắt đầu phân tích cơ bản một công ty, tiền hành so sánh lợi thế cạnh tranh, ví dụ như thương hiệu lâu bền (giá trị franchise), và khả năng chịu đựng được những chu kỳ tuần hoàn của nững yếu tỗ vĩ mô mà không kiểm soát được. Điều này dẫn đến việc Bolton lựa chọn các doanh nghiệp về dịch vụ, và tránh những công ty mà đòi hỏi nhiều vốn như mà trong những ngành sản xuất. Ông cũng tránh lệ nợ cao mà có thể dẫn tới việc công ty tổn hại tài chính khi kinh tế suy giảm. Khả năng tạo ra dòng tiền với càng ít chi phí vốn là tiêu chí đầu tiên để xem xét điều này rất giống với nhiều nhà quản lý thành công khác mà nổi tiếng nhất là Warren Buffett.

Bolton là người coi trọng việc nghiên cứu những báo cáo gốc. (Ở Việt Nam, đó là những báo cáo mà các công ty niêm yết nộp lên Sở GDCK. Tuy nhiên, tôi thấy chỉ có ở sàn Hồ Chí Minh là thực hiện nghiêm túc, các báo cáo được nộp và đăng tải trên website của HSX.) Bolton chỉ ra rằng có rất nhiều thông tin bị mất khi thông qua báo cáo của môi giới, hay qua hàng loạt các trang thông tin truyền tải lại. Ở Việt Nam tôi thấy cũng khá đúng, vì thường môi giới thường gởi thông cắt đầu, cắt đuôi qua email cho tôi. Hơn nữa, với đặc điểm kế toán Việt Nam có đôi khác với tiêu chuẩn của GAAP hay IFRS. Thậm chí ngay cả khi không có sự khác biệt này, thì cũng cần xem bản gốc, đb là các thuyết minh kèm theo vì các báo cáo có thể làm thổi phồng lên bằng cách thêm bớt các khoản tài sản vô hình, hay chi phí...

Bolton cho rằng trong một ngành mà luôn phải theo bám mục tiêu giá, và những phương pháp xác định giá trị chính xác thì ông thấy một khoảng giá trị nội tại thì hợp lý hơn. Ông cũng thấy rằng phương pháp chiếu khấu dòng tiền discounted-cash-flow valuation không hiệu quả, bởi vì chúng phụ thuộc vào dự đoán nhiều năm mà điều này thì rất khó đoán chính xác. Ở Việt Nam phương pháp DCF đang được dùng phổ biến. Tôi cũng thấy phương pháp này cũng không thể làm chính xác, mặc dù nó tốt hơn phương pháp tính tốc độ tăng trưởng cổ tức...

Về chuyện nói chuyện trực tiếp với những người quản lý của công ty, ta dễ nghĩ ngay đến Warren Buffett, người luôn nhấn mạnh ý nghĩa của việc này. Câu trích dẫn lời khuyên của Buffett là bạn nên cảm thấy thoải mái như thể người quản lý đó sẽ kết hôn với con trai hay con gái mình. Dĩ nhiên ở đây ta hiểu ý chính muốn nói chứ không phải máy móc hiểu từng câu chữ. Đánh giá về các nhà lãnh đạo, Bolton thường thấy những người mạnh mẽ, chi li trong quản lý là những người thành công nhất. Ông cũng thích những người có quan điểm cân bằng, phân minh, tức là nhìn cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cty, và có lượng cổ phần lớn trong công ty.

Bolton thường phân tích 20 người nắm cổ phiếu nhiều nhất và mức độ tập trung cổ phiếu vào một số cổ đông nhất định hay phân tán rộng cho nhiều người. Những ai đang nắm cổ phiếu cũng là thông tin hữu ích ví dụ như có một nhà đầu tư giá trị khác thì đó là một điều có lợi.

Về quan điểm đầu tư, một bài học quan trọng nữa là đầu tư không phải là đánh bạc, và cũng không nên xem là như vậy. Tuy vậy, rất nhiều cá nhân và tổ chức mua cổ phiếu như thể họ đang mua vé số hay đánh bài ở Las Vegas khi mà không cẩn thận suy tính giữa lợi nhuận thu được và rủi ro kèm theo. Ở Việt Nam cũng vậy thôi, người ta không gọi là đầu tư chứng khoán mà gọi là chơi chứng khoán. Hầu hết chỉ muốn mua, rồi dăm bữa nửa tháng bán chốt lời. Tuy nhiên nhìn diện rộng thì đa phần họ sẽ thường cắt lỗ. Gần đây, người ta lại lôi chuyện các tập đoàn Việt Nam đầu tư chứng khoán lỗ để luận tội.

Tuy nhiên, Anthony Bolton có những điểm khác so với các nhà đầu tư giá trị:
Bolton đề cao đa dạng hóa danh mục đầu tư. Danh mục của ông lên đến 200, mặc dù ông thừa nhận 50 là lý tưởng. Ở điểm này tôi thấy giống với đầu tư theo John Templeton, tuy nhiên 200 có thể là một con số hơi quá lớn. Theo tôi thì mình không nên tập vào quá ít vào một vài công ty sẽ dẫn tới tỷ lệ sở hữu lớn. Sau này thoái vốn sẽ cũng rất khó. Những nhiều tới mức 200 này thì chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để xây dựng danh mục, quản lý nó, hay thay đổi các cổ phiếu trong danh mục.

Điểm khác thứ 2 là Anthony Bolton cũng sử dụng các biện pháp phân tích kỹ thuật và cũng nói ủng hộ việc dự đoán thị trường lên xuống, cả hai loại này ông dùng để là những quyết định chiến lược ngắn hạn tuy nhiên đối với các nhà đầu tư giá trị thì điều này không phù hợp. Theo tôi thì ở những thị trường như Việt Nam khi mà giá có xu hướng biến động mạnh và thị trường nhỏ và luôn bị soi xét bởi những nhà đầu tư, thì việc sử dụng biện pháp kỹ thuật có thể giúp ích cho việc thoái vốn, hoặc can thiệp khi thị trường hoạt động không hiệu quả (ví dụ như thị trường đi xuống do tin đồn)...

Điềm khác nữa là thời gian năm giữ của ông khá ngắn 1-2 năm thay vì 3-5 năm. Tôi nghĩ nếu ở Việt Nam, 2-3 năm có thể là thời gian hợp lí, nhưng đôi khi 1 năm vì thực sự cũng khó có thể hiểu một doanh nghiệp Việt Nam về lâu dài, và là thị trường mới nổi nên giá biến động mạnh. Tôi nghĩ nên chọn một mức để chốt lời, nếu thị trường di chuyển thuận lợi đạt mức này, thì nên thoái vốn, và quay vòng đầu tư.

Hy vọng một vài bài học ở đây sẽ có thể áp dụng hiệu quả ở Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. Sách Đầu Tư Vàng - Forex
    Để trở thành 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp hay là chỉ để tìm hiểu về thị trường FOREX thì không có cách nào khác là chúng ta phải học hỏi, ngoài việc học từ các chuyên gia thì việc tự nguyên cứu cũng góp phần quan trọng trên con đường tiếp thu kiến thức mới của bạn. Tại Việt Nam thị trường forex còn mới mẻ, nên chuyên gia về lĩnh vực này chưa nhiều nên khó tìm ra 1 chuyên gia để học, tuy nhiên đã xuất hiện nhiều sách, tài liệu về lĩnh vực này. Đây là bộ sưu tập sách về lĩnh vực này mà 1 người muốn nghiên cứu về nó không thể thiếu.

    Để sở hữu những cuốn sách này bạn hãy liên hệ ngay : http://goldfxtrade.com/sach-forex/

    Chiến Lược Đầu Tư Ngoại Tệ
    Chiến Lược Đầu Tư Vàng
    Kiến Thức Đầu Tư

    Trả lờiXóa


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).