Gần đây, báo đăng tin nhiều công ty mua cổ phiếu quỹ. Ta tìm hiểu chút kiến thức cơ bản về hành động này.
Mua lại cổ phiếu hay mua cổ phiếu quỹ là việc một công ty mua lại cổ phiếu của chính công ty mình đang giao dịch trên thị trường, và như thế giảm số lượng cổ phiếu lưu hành. Cổ phiếu phổ thông được mua lại trở thành cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không có quyển biểu quyết, không dùng trong tính toán lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS), vào không được trả cổ tức.
Đối với một nhà đầu tư, việc tăng giá cổ phiếu năm giữ và chi trả cổ tức là hai nguồn lợi nhuận thông dụng khi đầu tư vào một công ty. Tuy vậy cũng có những cách khác để công ty chia sẻ lợi nhuận cho nhà đầu tư, và một trong số đó là việc công ty mua lại cổ phiếu.
Quỹ dùng để mua lại cổ phiếu thường là nguốn tiền mặt sẵn có, tuy nhiên công ty vẫn có thể dùng những nguồn khác như nợ (trái phiếu)...
Phương pháp mua lại cổ phiếu
Khi một công ty quyết định mua lại một lượng cổ phiếu đang lưu hành, ban quản trị có thể chọn một vài phương pháp:
1. Mua lại trên thị trường tự do (open market)
2. Chào mua công khai (tender offer)
3. Giao dịch thỏa thuận
Mua lại trên thị trường tự do
Công ty sẽ thông báo đại chúng rằng công ty sẽ mua lại cổ phiếu trên thị trường thứ cấp ở mức giá đang giao dịch, cũng giống như bất kì nhà đầu tư cá nhân nào. Đây là phương pháp thường dùng nhất, và phương pháp này thường kéo dài lâu có khi cả năm. Phương pháp này thường mua lại ít cổ phiếu hơn phương pháp chào mua công khai.
Chào mua công khai
Giá chào mua là giá mềm - tức là cao hơn giá thị trường. Công ty sẽ chào mua từ tất cả cổ đông hiện hữu bằng tiền mặt hoặc những tài sản khác trong một khoảng thời gian xác định sẵn. Doanh nghiệp dùng chào mua với giá đệm này khi họ muốn mua lại một tỉ lệ lớn cổ phiếu, ví dụ từ 10-30%. Đưa ra mức giá đệm này là một sự kiện quan trọng của công ty bởi vì nhà đầu tư sẽ xem đây là tín hiệu tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai của công ty. Bởi vì lượng cổ phiếu mua với giá đệm thì thườn lớn hơn so với mua trên thị trường, nên tác động của nó lên giá cổ phiếu sẻ mạnh hơn.
Khi doanh nghiệp chào mua công khai, có thể dùng mức giá cố định hoặc sử dụng hình thức đấu giá ngược.
Khi áp dụng mức giá cố định, doanh nghiệp sẽ thông báo số lượng cụ thể muốn mua, ngày hết hiệu lực, và giá. Nếu số lượng đăng kí bán cao hơn số lượng định mua thì công ty sẽ mua theo tỉ lệ phần trăm đăng kí. Thực tế, doanh nghiệp có thể chấp nhận một lượng cổ phiếu nhiều hơn mức định mua với một mức độ nhất định (<=2% cổ phiếu hiện đang lưu hành) khi có nhiều đăng kí. Để khuyến khích nhà đầu tư bán lại cổ phiếu, công ty thường để mức giá đệm cao hơn giá thị trường. Có nhiều nhân tố ảnh hương đến mức chênh lệch này; ví dụ, khỉ tỉ lệ cổ phiếu đang lưu hành càng lớn thì mức chênh lệch càng cao. Hoặc, khi việc mua lại cổ phiếu là một phần trong chiến lược chống lại việc mua bán sáp nhập, mực chênh lệch cũng cao vì đối thù cũng cần nhiều cổ phiếu. Trong đấu giá ngược, công ty sẽ quy ra mức giới hạn của giá, từ đó chọn ra một mức giá chung để bán cổ phiếu. Đấu giá ngược có ưu điểm là loại trừ được khả năng công ty trả giá quá cao cho cổ phiếu quỹ vì công ty sẽ chọn mức giá thấp nhất để áp dụng mức giá bán chung.
Giao dịch thỏa thuận
Công ty thỏa thuận với một hoặc nhiều cổ đông để mua lại cổ phiếu với mức giá thỏa thuận. công ty cũng có thể đổi chứng khoán nợ hoặc một loại chứng khoán phái sinh lấy cổ phiếu.
Động lực mua lại cổ phiếu
Tín hiệu tương lai khả quan
Ban quản trị của công ty là những người hiểu rõ về giá trị thực của công ty, trong khi những nhà đầu tư chỉ tiếp cận được với những thông tin được công bố. Vì vậy, khi công ty đề ra chương trình mua lại, đó có thể là tín hiệu cho thấy triển vọng khả quan hơn so với những gì mức giá hiện tại thể hiện. Ban quản trị công ty có thể thay giá cổ phiếu trên thị trường quá thấp vì nhiều lý do, chẳng hạn kết quả lợi nhuận kém hơn dự báo, vấn đề về kế toán, hay tình hình kinh tế trì trệ. Công ty mua lại với mức giá được cho là dưới mức giá trị thực, và sau này sẽ bán ra lại, thường với mức giá cao hơn. Công ty có thể phát biểu rằng không có gì lợi ích bằng đầu tư vào chính công ty mình. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng đúng.
Phân phối tiền mặt dư
Công ty có thể giảm chi phí thuê giám đốc khi đầu tư nhiều vào những hoạt động kinh doanh không hiệu quả bằng cách phân phối tiền mặt dư cho các cổ đông thông qua mua lại cổ phiếu. Tiền mặt dư là nói đến tiền mặt còn lại sau khi công ty đã đầu tư vào tất cả những dự án có NPV dương. Công ty với triển vọng phát triển kém có thể chọn cách trả lại tiền dư này cho cổ đông thông qua mua cổ phiếu quỹ thay vì đầu tư vào các dự án không khả thi. Nếu công ty cảm thấy khó có thể giữ được mức chi trả cổ tức trong tương lai, thì công ty có thể sử dụng số tiền dư này.
Mua lại cổ phiếu để thi hành nghĩa vụ
Công ty có thể đã phát hành quyền chọn cổ phiếu, có kế hoạch chi trả tiền thưởng, hưu trí, quyền chọn mua cổ phiếu của công nhân viên hay những loại chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ phiếu (sắp) tới ngày thực thi quyền, khi đó công ty cần lượng cổ phiếu để thực thi những nghĩa vụ này. Công ty cũng có thể cần lượng cổ phiếu để dùng trong việc thôn tính công ty khác. Lập luận ở đây cho rằng công ty không có đủ số lượng cổ phiếu cần thiết nhưng không sẵn sàng phát hành cổ phiếu mới. Một ý kiến khác thì cho rằng mua lại cổ phiếu để giảm tác động điều chỉnh (delution) các chỉ tiêu như EPS sau khi các quyền mua cổ phiếu của nhân viên được thực thi.
Điều chỉnh cấu trúc vốn, cải thiện các chỉ số tài chính
Mua lại cổ phiếu có thể thay đổi tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity). công ty có thể tận dụng lợi thế về thuế (chứng khoán nợ được khấu trừ thuế).. Lợi ích khác là khi giảm tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn thì công ty sẽ giảm chi phí sử dụng vốn, tăng thu nhập trên cổ phiếu cho cổ đông. Thỉnh thoảng, công ty có thể kết hợp phát hành chứng khoán nợ để mua lại cổ phiếu.
Việc cải thiện các chỉ số tài chính có thể là động lực để quản trị công ty mua lại cổ phiếu, song cũng có thể chỉ là hệ quả của những việc này.
Tránh thuế cho nhà đầu tư
Việc mua lại cổ phiếu công ty sẽ làm cho giá trị của cổ phiếu của cổ đông hiện hữu tăng lên. Nếu việc tăng lên này (gọi là capital gains) có lợi hơn trong việc giảm, tránh thuế so với việc chi trả bằng cổ tức thôn thường, thì công ty sẽ áp dụng. Tuy nhiên, cách giải thích này vấp phải sự phản đối vì cho rằng ban quản trị của công ty không thể biết rõ quan điểm của cổ đông.
Một nghiên cứu của Wansley-Lane-Sarkar cho thấy:
* Tất cả những người tham gia trong cuộc nghiên cứu đều đồng ý rằng giả thiết công ty có tín hiệu triển vọng tương lai.
* Những nhà quản trị công ty khẳng định việc mua lại cổ phiếu là một tín hiệu cho thấy họ tin tưởng vào công ty.
* Tất cả các nhà quản trị để phủ nhận việc mua cổ phiếu quỹ vì giá thị trường thấp hay vì tỉ lệ sở hữu của ban quản trị trong công ty đang giảm.
Hiệu ứng của việc mua lại cổ phiếu
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc thông báo mua cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Phần lớn đều chỉ ra rằng giá cổ phiếu đều tăng trong ngày thông báo sẽ mua lại phiếu bằng phương pháp mua lại trên thị trường tự do (open market) hay chào mua công khai (tender offer). Chào mua công khai tác động mạnh hơn, tức giá cổ phiếu tăng mạnh hơn, so với việc mua trên thị trường vì chào mua công khai có mức chênh lệch và khối lượng rõ ràng. Công ty mua lại cổ phiếu khi có đủ nguồn lực tài chính cho việc này. Nếu công ty có nợ thì thường các quy định có liên quan thường quy định công ty phải trả hết nợ trước khi mua lại cổ phiếu. Công ty cũng không tiến hành mua lại cổ phiếu như là một cách tránh khỏi bị thôn tính. Và, thị trường thường (có vẻ) không cho rằng công ty tạo tín hiệu lạc quan giản vì giá cổ phiếu còn ảnh hưởng lâu sau khi có thông báo.
Hiệu ứng giá cổ phiếu do thông báo mua lại là vì khi mua lại cổ phiếu, tài sản của công ty giảm xuống (tiền mặt là tài sản), vốn chủ sở hữu cũng giảm (vì số lượng cổ phiếu giảm). Khi đó, các chỉ số về khả năng lợi nhuận như tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) hay tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều tăng. Và, thị trường coi việc tăng này là điềm tốt. Thêm vào đó, việc mua cổ phiếu quỹ cũng cải thiện chỉ số P/E: do số cổ phiếu giảm nên lợi nhuận trên cổ phiếu EPS tăng, chỉ số P/E sẽ giảm. P/E càng nhỏ thì là tín hiệu tốt cho nhà đầu tư.
Tốt hay xấu
Đó là vấn đề vẫn còn bàn cãi, nhưng có thể chỉ ra những ưu điểm (so với trả cổ tức) như lợi ích về thuế hay công ty linh động hơn trong việc phân bổ lợi nhuận cho cổ đông vì việc mua lại là trả một lần, đặc biệt khi mà công ty không thể giữ được mức chi trả cổ tức đều đặn. Nếu cổ phiếu
của một công ty định giá dưới mức giá trị thật thì việc mua lại làm cổ phiếu quỹ là tín hiệu tốt. Warren Buffet cũng có nói, khi công ty có triển vọng phát triển và tình hình tài chính tốt mà thấy giá cổ phiếu đang được bán với giá thấp hơn giá trị nội tại, thì để mang lại lợi ích cho cổ đông, không cách nào hay hơn việc mua lại cổ phiếu.
Tuy nhiên, cũng có mặt trái, đó là vấn để giữa lợi nhuận riêng tư của cá nhân trong ban quản trị (agency problem). Ban quản trị có thể đề ra chương trình mua lãi cổ phiếu vì lợi ích riêng bởi khi mua lại cổ phiếu thì tỉ lệ nắm giữ của họ trong tổng số cổ phiếu sẽ tăng lên. Họ sẽ có nhiều quyền biểu quyết hơn hay nói cách khác có quyền lực nhiều hơn. Hay mặt trái khác là khi công ty mua lại chỉ là để cải thiện những chỉ số tài chính tạm thời, hay tạo ra một khoảng thời gian ngắn để cứu giá chứng khoán bị tụt quá thấp.
Bài viết đầy đủ về share repurchase.
Trả lờiXóaRiêng về agency problem thì mình muốn hỏi bạn đọc tài liệu nào liên quan? Vì mình chưa đọc đến nên muốn hỏi để hiểu rộng hơn.
Khi repurchase diễn ra thì tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông lớn tăng lên. Số cổ phiếu đã được mua lại không có quyền vote. Hệ quả là quyền biểu quyết của các cổ đông này thậm chí còn tăng. Thế thì agency problem không diễn ra mà thậm chí còn có hiệu quả ngược.
Agency problem diễn ra khi công ty mua lại cổ phiếu của cổ đông lớn, dẫn đến quyền biểu quyết của các managers sở hữu cổ phiếu cao hơn quyền biểu quyết của các cổ đông khác. Nhưng mua lại từ cổ đông lớn rất khó vì các nhà đầu tư 'sophisticated' này có chiến lược quản lý riêng.
Theo mình, các managers được thuê luôn muốn có một vị trí trong công ty, thể hiện bằng tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu. Lấy ví dụ:
Trả lờiXóaTỉ lệ nắm giữ của managers (M) là 4.5%
Tỉ lệ nắm giữ của cổ đông lớn A là 14%
Tỉ lệ nắm giữ của cổ đông lớn B là 23%
Sau khi mua lại cổ phiếu, tỉ lệ sở hữu thay đổi tương ứng là M 5.1%, A 15.6%, B 24.3%. Vấn đề ở đây là nếu tỉ nắm giữ của một cổ đông, ví dụ là, từ 5% trở lên được coi là cổ đông lớn. Khi trở thành cổ đông lớn thì họ có nhiều quyền hơn, chẳng hạn quyền được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Khi managers cũng trở thành cổ đông lớn, dù tỉ lệ của họ nhỏ hơn những cổ đông lớn hiện tại, thì những cổ đông lớn hiện tại sẽ khó kiểm soát các managers hơn. Nên có thể, managers đề ra chương trình mua lại với mục đích ban đầu là cho lợi ích của riêng mình.
Tài liệu mình đọc Understanding Financial Management A Practical Guide - H. KENT BAKER AND GARY E. POWELL không nhắc nhiều vấn đề này, có lẽ động lực để managers củng cố chỗ đứng của mình trong công ty không lớn lắm.