Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

TARP Auctions

Trích một đoạn trên Harvard Business Review có nhắc tới việc đấu giá các khoản hỗ trợ của chính phủ Mỹ Troubled Asset Relief Program (TARP):

Khi chính phủ Mỹ lập ra chương trình TARP vào tháng 10, 2008, ý kiến ban đầu là tạo ra nhựng bán đấu giá ngược (reverse auctions), tức là vai trò của người bán và người mua bị đảo lộn, để mua những tài sản độc hại của mà các ngân hàng đang gánh.
Bộ Ngân Khố sẽ chỉ định một loại chứng khoán và sau đó các ngân hàng sẽ cạnh tranh nhau để bán những tài sản mà phù hợp với tiêu chí cho chính phủ. Giá sẽ được trả xuống và giá thấp nhất sẽ thắng, do vậy tạo ra một tác động lớn nhất tới đô la của những người đóng thuế ở Mỹ.

Vấn đề là ở chỗ có ít nhất 100,000 loại chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (morgage-backed securities) với những điều khoản đặc biệt, đáo hạn, lãi suất, vị trí địa lý, lịch sử thanh toán, và điểm số FICO score(một điểm số về tín dụng) khác nhau.
Ngay cả nếu chính phủ chỉ định tài sản cho mỗi cuộc đấu giá dựa trên những điểm đặc trưng quan trọng nhất, thì cũng thật căng thẳng giữa việc tạo ra những tiêu chí đủ và chính xác và việc xuất hiện đủ số người trả giá cần thiết. Một phần vì lý do này, Bộ Ngân Khố đã từ bỏ kế hoạch chỉ hơn một tháng sau khi lập chương trình TARP.

9 tháng trôi qua. Một vài tổ chức nhận TARP đã trả lại tiền quỹ TARP funds của mình, kích hoạt quyền mua lại những chứng quyền warrants mà họ đã phát hành cho chính phủ để nhận tiền cứu trợ với giá thị trường hợp lý. Và giá thị trường hợp lý được định ra như thế nào khi mà không có thị trường hoạt động tích cực cho những chứng quyền này? Goldman Sachs, Morgan Stanley, và những hàng khác đã thỏa thuận riêng với Bộ Ngân Khố, làm rấy lên quan ngại của công chúng về những giao dịch buôn bán hậu trường (backroom deals) mà những người trả thuế là những người mất tiền. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase, quyết định ngăn chặn những chỉ trích này bằng cách yêu cầu Bộ Ngân Khố đấu giá TARP warrants mà công ty nắm giữ. Không giống như các tài sản độc hại, chứng quyền của JPMorgan Chase đồng nhất và vì thế phù hợp để đấu giá. Một cuộc đấu giá minh bạch cũng sẽ loại bỏ đi những lo ngại về giao dịch hậu trường.
Và vì thế vào tháng 10, 2008, chính phủ Mỹ đề nghị đấu giá khi mà việc đấu giá là không phù hợp; và năm 2009, chính phủ Mỹ chọn thỏa thuận riêng khi mà việc đấu giá là hoàn toàn phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).