Hôm nay, tôi đọc một bài phỏng vấn về chuyện sửa một số điều khoản trong Luật Doanh nghiệp theo đó doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức theo thị giá. Thực ra tin này chẳng có gì quan trọng, nhưng tôi thực sự không hiểu tại sao ông TS. Nguyễn Đình Cung, đại diện Ban soạn thảo, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định: "Tôi sẽ bảo vệ đến cùng ý tưởng trả cổ tức theo thị giá".
Những lý lẽ mà ông đưa ra nghe rất mơ hồ, và thực tế trái lại với suy nghĩ của doanh nghiệp và cổ đông. Tôi nghĩ việc một doanh nghiệp quyết định chi trả (tiền mặt) cổ tức bao nhiêu sẽ do chiến lược của công ty (mặc dù nhiều công ty không có chiến lược rõ ràng). Và mệnh giá cổ phiếu (ở Việt Nam quy định là 10.000 đồng) chỉ là đơn vị để tính. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh có lãi 4.000VND/cổ phiếu. Doanh nghiệp quyết định chi trả cổ tức 25%, tức 1.000 VND/cổ phiếu, họ có thể đăng một thông báo là chi trả cổ tức bằng 10% mệnh giá.
Như vậy, quả thực có quy định chi trả cổ tức theo mệnh giá chỉ làm mọi thứ rối thêm. Vì dụ, thị giá cổ phiếu là 21.600 VND thì họ sẽ ra một thông báo là chi trả cổ tức bằng 1.000/21.600=4.629% giá ngày chốt quyền.
Nếu nói cách chia cổ tức theo mệnh giá đang "ủng hộ" nhà đầu cơ lướt sóng thì hoàn toàn không hợp lý. Giá trị cổ phiếu có bị pha loãng hay không là do chính sách của công ty. Ví dụ, như ITA cổ phiếu bị pha loãng vì công ty này muốn tăng vốn hóa nên công ty này không ngừng tặng cổ phiếu thưởng, phát hành thêm cổ phiếu. Nếu có quy định tính chi trả cổ tức theo thị giá thì cũng chẳng ảnh hưởng gì công ty này vì công ty này có trả cổ tức bằng tiền đâu.
Tương tự như vậy, lập luận nếu chia cổ tức theo thị giá sẽ giúp DN có nhiều cơ hội phát hành cổ phần để tăng vốn nghe rất mập mờ, không thuyết phục. Tôi không hiểu lý do gì mà nếu chia cổ tức theo mệnh giá thì làm cổ phiếu pha loãng, còn nếu chia theo thị giá thì không!!!
Chẳng thất bác chăm lo cho trang này gì cả nhỉ.
Trả lờiXóatheo như tình hình hiện nay thì tôi chẳng ham cổ tức tí nào
Trả lờiXóa