Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Bài Học Từ Vụ SSI

Mọi chuyện bắt đầu từ bài báo của Bloomberg ngày 10/5 nói rằng Việt Nam có thể phá giá 4%, và trích dẫn thông tin trên từ SSI. Điều này sau đó đã dẫn tới một phiên giao dịch hoảng loạn. Và rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ công kích chủ tịch SSI là Nguyễn Duy Hưng vì cho rằng ông này tung tin đồn thất thiệt để trục lợi từ việc giá chứng khoán giảm. Ngày 13/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bác bỏ tin đồn về việc sẽ điều chỉnh giảm tỷ giá 4% so với USD.

Tôi rút ra vài bài học:

1. Đứng ở góc độ một nhà quản lý (đb là có tầm ảnh hưởng lớn tới thị trường khi trả lời giới truyền thông thì nên tránh nói trực tiếp những số liệu cụ thể, tuyệt đối, mà chị nên nói chung chung giống như cách mà các quỹ như VinaCapital khi họp báo, thảo luận. Nếu đưa ra nhận định tốt nhất là phải có chuẩn bị cơ sở phân tích tốt vì ở Việt Nam cũng chẳng thoải mái lắm trong việc tự do ngôn luận khi mà mọi thứ đều phải kiểm duyệt. Trong trường hợp SSI này, thì thật ra đó là nhận định (vì có cụm từ "có thể sẽ") chứ không phải là số liệu, dữ liệu, hay thông tin thực tế nên nếu gọi là tin đồn thì không đúng. Tuy nhiên, theo cách giải trình sau này của Chủ tịch SSI thì lập luận phân tích có vẻ không ổn lắm.

2. Đối với nhà đầu tư, thông tin nhận định của các công ty chứng khoán, quản lý quỹ chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Nếu nhà đầu tư tham gia thị trường thì họ phải chuẩn bị kiến thức (ở VN hiện những nhà đầu tư cá nhân chỉ tham gia lướt sóng cổ phiếu), để đầu tư, chứ không thể lúc nào cũng trông chờ vào chuyện cơ quan quản lý sẽ bảo vệ mình khi bị thua thiệt. Trước đây, tôi có coi nhiều báo cáo phân tích vĩ mô của HSBC cũng có nói về chuyện tỷ giá. Tuy nhiên, phân tích của HSBC không trùng với quyết định của ngân hàng nhà nước, có thể là vì i)những người quản lý VN (tức NHNN) chưa kịp nghĩ đến mức đó ii) họ cần thời gian để nghiên cứu, nghe ngóng xem những nước xung quanh xử lý như thế nào. Nhưng cũng để ý rằng cơ cấu lợi nhuận của một ngân hàng ngoại thì cũng khoảng 40% là kinh doanh ngoại hối và trái phiếu. Nên tại sao ta không tự hỏi ngoài chuyện PR cho dịch vụ của mình, những những bài phân tích còn có mục đích gì khác?

3. Cơ hội trong khủng hoảng. Với cái tin có thể phá giá tiền đồng 4% thì những người dễ ảnh hưởng nhất là nhà đầu tư nước ngoài, và kéo theo cả thị trường. Quả thật, cái tin này đã làm nhiều cổ phiếu giảm sàn, hoặc gần sàn. Đây là cơ hội quá tốt để mua vào, vì nhiều cổ phiếu sau khi tăng cao hồi tháng 4 đã giảm trở lại. Chẳng phải cao xa như Warren Buffett hay John Paulson mà đó cũng là nhận định của một người có kinh nghiệm trong nhóm đầu tư với tôi. Bởi vậy, kiềm chế tâm lý khi giao dịch cũng là một lời khuyên tốt.

2 nhận xét:

  1. hello... hapi blogging... have a nice day! just visiting here....

    Trả lờiXóa
  2. Site của bạn không gõ www là vào không được, bạn nên sửa lại thì tốt hơn.

    Trả lờiXóa


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).