Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Thẩm Định Due Diligence Trong 10 Bước

Trong tài chính, due diligence là việc thanh kiểm tra, khảo sát, hay thẩm định tính khả thi của một khoản đầu tư. Nhiệm vụ chính của due diligence là xác nhận lại mọi thông tin quan trọng mang tính quyết định của thương vụ mua bán.

Nói chung khi tiến hành đầu đều gồm các bước cơ bản sau:

1. Xác định mục tiêu
Việc này là cơ bản, vì đầu tư thường có mục đích cụ thể khác nhau: đầu tư vào một bất động sàn, M&A, đầu tư mạo hiểm, hay đơn thuần đầu tư vào vốn một công ty đang niêm yết. Phức tạp hơn một chút là việc đầu tư nằm trong một danh mục đầu tư định sẵn.

2. Tiếp cận
Tìm kiếm, và tiếp cận với người có liên quan đến khoản đầu tư như chủ bất động sản, chủ doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp... để đặt vấn đề và có được những thông tin ban đầu.

3. Due diligence
Đây là bước phân tích khoản đầu tư ở mọi mặt. Có thể gồm những bước nhỏ như: phân tích định lượng sơ bộ, trình bày của management, phân tích due diligence chi tiết (thăm quan thực địa (on-site), kiểm toán, xác minh thông tin, dữ liệu.
Kết quả của việc định giá sẽ là đưa ra một mức giá mua và phác thảo hợp đồng.

4. Thương thảo
Sau khi xem lại hợp đồng, sẽ tiếp cận công ty, đối tác để thảo luận mặc cả về giá.

5. Kết thúc
Tiến hành các thủ tục về pháp lý, cũng như thanh toán sao cho hợp pháp và có lợi.

6. Giám sát
Sau khi hoàn thành mọi thủ tục, việc giám sát tiến độ thực hiện hoặc tình hình hoạt động doanh nghiệp cũng cần thiết.

Ở mỗi công ty có chu trình về đầu tư có thể khác nhau như gộp hoặc tách các bước trên nhưng cơ bản thì đều giống nhau.

Mục đích của bài viết này chú tâm về phần due diligence, vì đây là hoạt động chính và quan trọng bậc nhất.

Xin trích bài viết của tác giả Ryan Barnes có tiêu đề "Due Diligence In 10 Easy Steps ". Bài viết này thiên về phân tích đầu tư vào equity của một công ty từ các nhìn của một công ty quản lý quỹ.

Dưới đây là 10 bước khi làm due diligence.

Bước 1 - Mức vốn hóa của Công ty

Điều này giúp tao tưởng tưởng hoặc có vẽ ra một đồ thì về một công ty dự tính đầu tư, và bước đầu tiên là xem công ty đó to mức nào. Vốn hóa cho ta biết khả năng biết động của giá cổ phiếu, mức dàn trải của của đông sở hữu và thị trường tiêu thụ cuối cùng của công ty. Ví dụ, công ty có vốn lớn hoặc siêu lớn thì có doanh thu ổn định và giá ít biến động. Công ty vốn nhỏ và vừa thì có thể chỉ có một phân khúc thị trường, và có thể sẽ có biến động về lợi nhuận và giá cổ phiếu.

Ta chưa thể quyết định gì ở bước này; chúng ta chỉ thu thập thông tin để tạo bước đầu cho các bước tiếp theo. Khi bạn bắt đầu kiểm tra số liệu doanh thu và lợi nhuận, thì mức vốn hóa sẽ cho ta vài góc nhìn kỹ hơn.

Bạn nên xem xét những chi tiết quan trọng khác: cổ phiếu giao dịch trên sàn nào? Niêm yết hay over-the-counter? Cổ phiếu có niêm yết ở nơi khác như ở nước ngoài hay không? Những thông tin như vậy sẽ trả lời câu hỏi là bạn có thể được sở hữu cổ phiếu hay không.

Bước 2 - Xu hướng Doanh thu, Lợi nhuận, và Biên

Khi bắt đầu coi những số này, tốt nhất bắt đầu với những xu hướng về doanh thu (revenue), lợi nhuận (profit) và biên (margin).
Dò thông tin về xu hướng của doanh thu và lợi nhuận ròng (net income) trong 2 năm trở lại đây. Ở Mỹ, có thể coi trên các trang web như Yahoo! Finance hay Google Finance.
Những trang này cho đường dẫn các báo cáo hàng quý và báo cáo thường niên. Tính nhanh để kiểm tra chỉ số price-to-sales (P/S) ratio và price-to-earnings (P/E) ratio.
Xem những thu thế gần đây của cả hai nhóm số liệu, chú ý xem mức tăng trưởng nó nhấp nhô hay là ổn định hay có sự dao động lớn (trên 50% trong vòng 1 năm).

Các thông số biên cũng nên xem xem liệu chúng tăng, giảm hay vẫn giữ mức cũ. Thông tin này đóng vai trò quan trọng ở mức kế tiếp.

Bước 3 - Các đối thủ cạnh tranh và Ngành

Giờ bạn đã thấy công ty lớn mức nào và tiền kiếm được bao nhiêu, giờ là lúc so sánh ước lượng cái ngành mà trông ty đang hoạt động và các đồi thủ mà nó đang cạnh tranh.
So sánh các thông số biên của 2 hoặc 3 đối thủ. Mỗi công ty một phần nào đó đều có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy xem những đối thủ chính trong từng mỗi ngành mà công ty hoạt động (cty có thể hoạt động nhiều hơn một ngành). Điều này giúp bạn hiểu rõ thị trường sản phẩm khách hàng cuối cùng của công ty lớn mức độ nào.

Những thông tin về đối thủ có thể tìm thấy trong hồ sơ của công ty trên hầu hết các trang web về nghiên cứu thường có kèm theo ticker hoặc nhưng so sánh trực tiếp để giúp bạn hệ thống danh sách với các tiêu chí nhất định. Nếu bạn không chắc chắn những mộ hình kinh doanh mà công ty hoạt động, bạn nên điền vào tất cả những chỗ trống trước khi nghiên cứu sâu hơn. Thỉnh thoảng khi đọc tin về đối thủ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty mà mình đang phân tích thực sự làm gì.

Bước 4 - Định giá

Giờ là lúc đi thẳng vào các vấn đề trọng tâm của chỉ số P/Es, price/earnings to growth (PEGs) ratio, và các chỉ tương tự vậy -
cho cả công ty mình phân tích và đối thủ.

Ghi chú bất kỳ sự sai khác giữa các đối thủ để nghiên cứu sâu. Sẽ không bất thường khi ta chú tâm vào một đối thủ nào đó ở bước này, nhưng vẫn phải xem xét bám sát due diligence ban đầu trong khi ghi chú về những công ty khác.

Chỉ số P/E ratios có thể tạo phần cơ bản ban đầu khi định giá. Khi mà lợi nhuận có khả năng sẽ biến động (ngay cả những công ty ổn định nhất), thì việc định giá phải dựa trên trailing earnings (tức là lợi nhuận gần đây nhất) hoặc những ước lượng hiện tại. Đây là thước đo cho ta so sánh ngay giữa
nhiều market multiples (tên gọi khác của P/E ratios) hay với các đối thủ trực tiếp.
Sự phân biệt cơ bản giữa "growth stock" (cổ phiếu phát triển) và "value stock" (cổ phiếu giá trị) có thể tíến hành với định hướng là người ta trông đợi thế nào về công ty. Một ý kiến hay đó là kiểm tra những con số lợi nhuận trong vài năm để chắc chắn rằng những số liệu gần đây (cái dùng để tính P/E) đã được "normalized" (điều chỉnh) để không bị hiểu sai lệch nếu có sự chênh lệch lớn trong một kỳ nào đó.

Không dùng chỉ số P/E đơn độc, mà dùng đi kèm với price-to-book (P/B) ratio, chỉ số enterprise multiple và chỉ số price-to-sales (hay revenue) ratio.
Những số nhân multiple hay chỉ số này sẽ làm nổi bật lên việc đánh giá công ty, bởi vì nó có liên quan đến nợ, doanh thu hàng năm, và cân đối kế toán. Mức độ chênh lệc sẽ khác nhau tùy ngành nên việc so sánh cùng số liệu với các đồi thủ là một bước then chốt.

Cuối cùng, chỉ số PEG ratio thể hiện sự dự đoán về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai, khác với chỉ số earnings multiple hiện thời. Những cồ phiếu với chỉ số PEG ratios gần bắng 1 được xem là định giá tương đối đúng với thị trường thông thường.

Bước 5 - Ban quản lý và Tỉ lệ sở hữu cổ phiếu

Công ty hiện vẫn đang điều hành bởi sáng lập viên? Hay ban lãnh đạo và hội đồng đã thay đổi xáo trộn thêm nhiều gương mặt mới?
Tuổi hay số năm hoạt động của công ty là một yếu tố lớn ở đây. Công ty trẻ thường có nhiều thành viên sáng lập hơn. Hãy xem xét thông tin cá nhân của các nhân vật chủ chốt để xem họ có những kinh nghiệm gì; thông tin này có thể tìm trên trang web của công ty hoặc sở giao dịch.

Cũng xem xét những sáng lập viên và cấp quản lý có tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu cao, và lượng cổ phiếu sợ hữu bởi một công ty tổ chức khác. Tỉ lệ phần trăm sở hữu của công ty tổ chức cho ta thấy công ty đã được tiếp cận đánh giá ở mức độ nào, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Cân nhắc tỉ lệ sở hứu cá nhân của top managers là điểm cộng, và tỉ lệ thấp là một cảnh báo. Các cổ đông thường được quan tâm tốt nhất khi những người điều hành có cổ phần.

Bước 6 - Kiểm tra Bảng cân đối Kế toán

Rất nhiều thứ phải kiểm tra tính minh bạch của bảng cân đối kế toán, nhưng với mục đích due diligence sơ lược thì một bài kiểm tra nhanh là đủ.
Hãy nhìn vào bảng cân đối kế toán tổng hợp để toàn bộ về tài sản assets và nợ liabilities, hãy đặc biệt chú ý đến lượng tiền mặt (khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn) và các khoản nợ dài hạn của công ty. Công ty có nhiều khoản nợ không nhất thiết là một điều xấu. Điều này phụ thuộc nhiều vào loại hình công ty. Một vài công ty (và cả các công ty khác cũng ngành) có lượng vốn thừa rất lớn, trong khi số khác thì đòi hỏi vốn nhiều hơn cho các vấn đề cơ bản về lao động, trang thiết bị hay ý tưởng sáng tạo. Hãy nhìn tỉ lệ nợ trên vốn debt-to-equity ratio để xem vốn của công ty có cân đối không và bạn có thể so sánh chúng với các đối thủ để tạo thước đo với nhiều khía cạnh hơn.

Những hàng đầu của bảng cân đối kế toán cho ta thấy số liệu tổng quát. Nếu tổng tài sản, tổng nợ và vốn chủ sở hữu (total assets, total liabilities and stockholders' equity) thay đổi rõ rệt từ năm này sang năm khác, hãy cố gắng tìm hiểu lý do.

Đọc thuyết minh, ghi chú (footnotes) kèm theo báo cáo tài chính và thảo luận của ban điều hành (MD&A) về các báo cáo hàng quý hàng năm để rõ thêm về tình hình công ty. Công ty có thể đang chuẩn bị tung ra sản phẩm mới, tích lũy lợi nhuận giữ lại retained earnings, hoặc chỉ đang cắt xén nguồn vốn. Những gì bạn thấy sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn sau khi xem xét các xu hướng lợi nhuận gần đây.

Bước 7 - Lịch sử giá cổ phiếu

Ở điểm này, bạn sẽ tóm gọn lại tất cả loại cổ phần (cổ phiếu) đã được giao dịch từ khi nào, và xu hướng giá cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Liệu giá luôn biến động hay ổn định? Điều này cho thấy một người năm giự cổ phiếu thông thường có thể kiếm lợi nhuận theo cách nào, và nó cũng ảnh hưởng đến xu thế giá tương lai. Cổ phiếu mà luôn biến động thì thường có nhiều nhà đầu tư ngắn hạn, và như thế có thêm rủi ro.

Bước 8 - Quyền chọn cổ phiếu và Những khả năng điều chỉnh (dilution)

Tiếp theo, nhà đầu tư sẽ cần phải nghiên cứu sâu vào các báo cáo mẫu 10-Q và 10-K (Xin chú thích ở đây là hai loại báo cáo các công ty phải nộp theo yêu cầu theo mẫu của SEC - cơ quan quản lý về thị trường chứng khoán của Mỹ, giống như UBCKNN ở Việt Nam). Các báo cáo nộp cho SEC hàng quý sẽ cho biết hiện công ty đang có những quyền chọn stock options gì, cũng như khả năng mong đợi về giá cổ phiếu trong tương lai khi thực hiện quyền.
Những thứ này sẽ giúp ta hiểu số lượng cồ phiếu sẽ thay đổi khi những kịch bản về giá khác nhau (price scenarios). Trong khi quyền chọn dành cho nhân viên là một động lực lớn, hãy coi chừng những hành vi mờ ám gian lận việc tái phát hành underwater options (tạm dịch là quyền khống); hoặc chú ý thông tin gì liên quan đến điều tra về options backdating (tạm dịch là lui thời gian phát hành quyền)

Bước 9 - Sự kỳ vọng

Nếu cổ phiếu là loại "hỗn tạp" (tức là gồm lôn cả khả năng xấu) thì cần đào sâu hơn. Nhà đầu tư nên tìm hiểu doanh thu lợi nhuận khả thi trong 2-3 năm tới, những xu hướng dài hạn ảnh hưởng đến ngành, và những thông tinchi tiết về partnerships, joint ventures, sở hữu trí tuệ, sản phẩm dịch vụ mới. Những tin tức về sản phẩm mới trong tương lai (gần) có thể điều thu hút bạn đến với cổ phiếu này, và bây giờ là lúc kiểm tra kỹ lưỡng với tất cả những gì bạn có.
Bước 10 - Rủi ro

Tạm gác những chi tiết thiết yếu để chắc chắn rằng chúng ta luôn nhấn mạnh những rủi ro gắn liền đến đầu tư. Chắc chắn rằng mình hiểu cả rủi ro liên quan đến ngành nói chung và công ty nói riêng. Liệu có những vấn đề về quản lý thị trường hay pháp lý nào không hay chỉ vài thông tin về ban lãnh đạo? Công ty co thân thiện môi trường không? Và, có loại rủi ro tiềm tàng mà do những hoạt động liên quan đến môi trường? Nhà đầu tư nên có một
cái nhìn khách quan khi tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất và những ảnh hưởng tới cổ phiếu.

Kết luận

Một khi bạn hoàn tất các bước trên, bạn có thể mường trọng trong đầu rằng công ty đã làm ăn như thế nào, và liệu nó thích hợp cho danh mục đầu tư hay chiến thuật đầu tư hay không. Một điều không thể tránh khỏi là bạn sẽ có thông tin chi tiết mà bạn muốn nghiên cứu, nhưng nếu theo sát hướng dẫn này sẽ giúp bạn không bỏ sót nhiều chi tiết mang tính quyết định. Nhà đầu tư lão luyện thường quăng sọt rác nhiều ý tưởng đầu tư (hơn là những cái họ giữ lại), vì thế đừng bao giờ sợ hãi khi bắt đầu lại với một ý tưởng mới và một công ty mới. Có cả chục ngàn công ty để bạn chọn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).