Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Khi tôi đọc các website về kinh tế, tài chính như Market Watch, Washington Post, Financial Times, Forbes, Yahoo! Finance, CNN Money thậm chí cả trang AskMen... tôi luôn thấy có một phần là personal finance (tài chính cá nhân) để trao đổi những vấn đề về tài chính cá nhân. Ở trên các trang về tài chính cá nhân trên thường thảo luận về những gì rất bình thường như cách quản lý về credit cards, luật thuế mới, những lưu ý về tài chính khi kết hôn hay li dị, vấn đề tài chính khi con cái vào năm học mới, hay vô ĐH, hay cao hơn một chút là cách trả góp mua nhà, tư vấn về các quỹ hưu trí, tài chính khi con cái lập nghiệp, vấn đề về bảo hiểm, tiết kiệm, ngân hàng...Thường thì những người có một vấn đề trục trặc hay sắp có một dự định quan trọng mà cần phải cân nhắc về tài chính thì có thể viết mail hỏi các vấn đề trên, rồi sẽ có người tư vấn. Còn ở Việt Nam, thực không thấy có. Ở Việt Nam, chỉ thấy có các những trang web nói về giá cổ phiếu lên từng ngày, những foum thảo luận giữa các thành viên mà phần lớn các threads được tạo ra từ admin hoặc spammer để quáng cáo, tiếp đó là các trang rao vặt bán cổ phiếu OTC (UpCom). Thậm chí những forum chẳng liên quan gì cũng chen chân mở thêm topic mà phần lớn các bài chỉ là copy dán từ các trang báo. Bạn cũng có thể lên Youtube để coi một vài bài nhạc rap chế về chứng khoán. Một số rảnh rỗi làm cả thơ. Tuy vậy, dịch vụ về lập kế hoạch tài chính (financial planning) hay quản lý danh mục đầu tư (portfolio management), quản lý quỹ hưu trí (pension funds),... thì ở Việt Nam không thấy. Các công ty quản lý quỹ chỉ thấy quản lý quỹ mà mình thu hút vốn hoặc quỹ do công ty mẹ chỉ định. Riêng mảng quản lý cho những cá nhân có thu nhập cao thì không phát triển (high net worth individuals).

Có thể hiểu lý do tại sao nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận mình là "vừa đủ sống". Hầu hết, họ chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có nhiều kế hoạch cho tương lai. Có thể bắt gặp nhiều cha mẹ tuy đã 40-50 tuổi mà vẫn loay hoay trong việc trong việc nhà ở, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học ĐH, cao học, hay hôn nhân của con cái. Người Việt Nam có thu nhập thấp do kinh tế kém phát triển. Song, cũng như nhiều gia đình trên thế giới không phải ai cũng nghĩ về mấy thứ như kế hoạch tài chính. Có nghe những chuyện như nhiều người thời trẻ kiếm nhiều tiền nhờ làm cho công ty nước ngoài hoặc làm nghệ sĩ nổi danh, song đến khi đứng tuổi thì lại gặp khó khăn vì không có một kế hoạch cho việc nghỉ hưu. Khi tôi học trên ghế nhà trường, học đủ thứ tùm lum như vỏ trái đất, axít sulfuric, cách đọc kí hiệu mã vạch trên những con transistor, tính sine, cosine, nghiệp vụ giao nhận vận tải, nguyên lý marketing,...Song, người ta không dạy cách chi tiêu tiền, cách sử dụng sổ tiết kiệm, tạo quỹ dự phòng, mua bảo hiểm hay lập kế hoạch tài chính cho tương lai.

Tôi gom lại vài ý kiến cho việc lập kế hoạch tài chính cá nhân thế này:
Tài chính cá nhân là việc kế hoạch về tài chính cho mỗi cá nhân, bao gồm phân tích tình hình tài chính, và dự đoán các nhu cầu ngắn và dài hạn.
Mục đích của tài chính cá nhân không phải là việc làm sao kiếm càng nhiều tiền càng tốt để bỏ vào các tài khoản ngân hàng. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều nhu cầu khác nhau và chúng có tác động qua lại, do đó phải hài hoà trong lựa chọn những giải pháp.
Ai sẽ là người lập kế hoạch, quản lý, và thực hiện chúng? Tốt nhất là chính bản thân bạn, ngoài ra, việc thực hiện thì bạn là người không thể thay thế.
- Lập kế hoạch
Để có thể lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của mình và những người liên quan, nhu cầu của bản thân và của những người thân, đặc biệt là những người phụ thuộc vào bạn. Tiếp đó, là bạn cần hiểu rõ về các giải pháp tài chính mà có thể thực hiện, và cuối cùng là quyết định lựa chọn. Những người không thích gò bó thường cho rằng 'Ôi cần quái gì lập kế hoạch!'. Tuy nhiên, nếu coi kỹ thì bạn nên, chẳng hạn như trong trường hợp bạn dự định mua nhà nhưng con trai lớn của bạn chuẩn bị học đại học ở nước ngoài. Bởi mỗi người đều có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống nên cần phải sắp xếp sao cho hợp lí.
Những kiến thức về tài chính là quan trọng, bạn nên coi việc tìm hiểu những kiến thức này giống như công việc hàng ngày bạn đến sở làm. Trong trường hợp, tình hình tài chính của bạn phức tạp hoặc kiến thức tài chính giới hạn, bạn có thể cân nhắc tìm tư vấn về tài chính cá nhân.
Vần đề về nhà tư vấn, bạn cần hiểu rõ là:
+ Họ được trả phí để quản lí tiền của bạn
+ Liệu học có quản lý hợp pháp, và có đạo đức không? (Tức là họ có tranh thủ dùng tiền của bạn vào việc khác không hay họ lại giống như các chủ hụi ở việt Nam, gom tiền xong rồi trốn?)
+ Trình độ của họ, dễ thấy nhất qua chính thành tựu mà họ đạt được
- Quản lý và thực hiện
Việc quyết định và thực hiện không ai khác chính là bản thân bạn, ngay cả khi bạn thuê mướn một nhà tư vấn tài chính. Bạn chọn đầu tư vào quỹ hưu trí, bạn là ngưởi bỏ tiền ra, và bạn là người thụ hưởng.
Về quản lí, bạn cần coi kỹ về chi phí và lợi ích. Chi phí gồm cả chi phí cơ hội, nghĩa là khi bạn đầu tư vào một thứ như bất động sản, bản bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào chứng khoán. Soi xét kỹ, quản lý tài chính cá nhân không khác gì quản lý doanh nghiệp của bạn. Do đó, kiến thức và kinh nghiệm là không bao giờ thừa.
Bạn sẽ có nhận thức rõ hơn về thu chi của bạn thân: đâu là nguồn thu của những tài khoản ngân hàng của bạn, những khoản chi nào phải ưu tiên trước...
Kỹ năng đánh giá các khoản đầu tư sẽ là cái bạn cần. Đánh giá tốt sẽ cho bạn thấy đâu là khoản đầu tư tiềm năng, và đâu là cái bẫy. Một doanh nghiệp thành công còn nằm ỡ chỗ họ tránh được những khoản thuế. Do đó bạn sẽ thấy những cách để giảm thuế là đáng nên học.
Bạn có lẽ sẽ cần học cách hạn chế tiêu dùng những tài sản mà không mang lại giá trị thặng dư như mua xe hơi trong khi bạn thực sự không có nhu cầu, mua du thuyền, mua đồ đạc xa xỉ,...Tôi thấy ở Việt Nam nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại mua xe hơi (phần lớn trả góp), họ không nhận thức rõ rằng họ đang ôm một cục nợ. Tôi không phản đối người ta mua xe, nhưng họ nên có nhiều tiền hơn cho việc này.

Mục tiêu sau cùng của tài chính cá nhân là sự độc lập về tài chính mà rất nhiều người cố gắng đạt được. Mỗi người hoàn toàn có thể quản lý điều khiển tài chính của bản thân mà không cần phải đạt bằng cấp nào. Những người có cái nhìn thực tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đạt được những mục tiêu dài hạn. Nếu bạn muốn nhờ người khác quản lý, hãy tìm một nhà quản lý độc lập có trả phí để đưa ra tư vấn không thiên vị hay tư lợi. Nên nhớ rằng, bạn là người quyết định.

4 nhận xét:

  1. Tai chinh ca nhan gom 2 phan: dau tu va tiet kiem
    Neu ban biet tiet kiem va su dung nhung dong tien tiet kiem dung muc ban se co 1 cuoc song tot. Khoan tiet kiem do co the tai dau tu.
    Chuc cac ban thanh cong

    Trả lờiXóa
  2. Vậy có 1 bản kế hoạch mẫu để tham khảo không. Mình mới đi làm, chưa có khinh nghiệm về cách quản lý và kế hoạch. Tiền lương tháng nào gần như tiêu sạch :|

    Trả lờiXóa
  3. Mình rất đồng ý với các quan điểm trong bài viết. Sau khi đọc cuốn sách "cha giàu cha nghèo" mình càng ý thức hơn được vấn đề này. Và mình cũng mong các bạn nào chưa để ý đến vấn đề tiền bạc, thì các bạn nên giành chút thời gian để đọc cuốn sách này và tham khảo thêm kiến thức về tài chính.

    Trả lờiXóa
  4. trong này có ai biết về thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cá nhân không vui lòng cho minh hỏi. khi thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cá nhân cần thẩm định những nội dung nào? bạn nào biết trả lời giúp mình ko thì gửi cho minh trang tài liệu đó cũng được mình seach tới seach lui mà ko thấy mong các bạn giúp mình thank nhiều.ah mail của mình nek:
    uocmokomai_chilamouoc@yahoo.com

    Trả lờiXóa


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).