Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Ảnh Hưởng Về Kinh Tế Của Thiên Tai

Nếu bạn coi thông thông tin thời sự những ngày gần đây sẽ để ý đến bão Ketsana hay động đất. Những thảm họa tự nhiên như vậy không chỉ gây ra những tác động trực tiếp mà cả gián tiếp lên nền kinh tế.
Những thiệt hại về người và của đó là những tác động trực tiếp. Những con số về thiệt hại về nhân mạng, nhà cửa, đường xá đó những gì dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, ai cũng hiểu là hậu quả không chỉ dừng tại đó.
Những tác động gián tiếp là: Người không may chết, nguồn nhân lực giảm; người bị bệnh tật, bị thương sẽ tăng chi phí về y tế; khu dân cư bị hư hại, dẫn đến chi phí tăng về nhà ở; nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, kho bãi bị hư hỏng thì sãn lượng công nghiệp giảm; đường xá, thủy lợi, cầu, đập hư hại thì dẫn đến giảm phân phối, chi phí tăng; ruộng, vườn ao hồ ngập lụt hay hạn hán sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp. Những tác động gián tiếp này làm cung cầu mất cân đối, giá cá sẽ tăng chóng mặt. Điều này dễ hiểu tại sao Hà Nội ngập lụt thì giá rau xanh tăng đột biến.
Nhìn ở góc độ vĩ mô, những ngành chịu thiệt hại bao gồm luôn cả bảo hiểm và ngân hàng. Các công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả những khoản tiền lớn để bồi thường, trong khi ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng nợ xấu.
Ngoài những tác hại về tài chính, những thảm họa trên cũng ảnh hưởng đến những vấn đề về xã hội như lòng tin của dân chúng, hay những vấn đề về chăm sóc y tế, sức khỏe tinh thần, giáo dục, an ninh xã hội, cũng như về chính sách của nhà nước.

Tôi muốn viết tiếp dưới cái nhìn của nhà đầu tư khi thảm họa xảy ra. Lấy ví dụ, một trận bão kèm lũ quét và ngập lụt. Một vài lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng:
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị: trong một số trường hợp, thảm họa sẽ buộc chính phủ phải chi tiền khắc phục, do đó một số trái phiếu đáo hạn trong thời điểm này sẽ gặp trục trặc.
- Bảo hiểm: các công ty bảo hiểm là những người phải thiệt hại nặng khi có thảm họa. Một biện pháp các công ty bảo hiểm tránh rủi ro là công ty bảo hiểm phát hành catastrophe bonds, một loại trái phiếu có floating rate. Do đó, nếu có ý định đầu tư vào cty bảo hiểm phải coi kỹ thông tin...và xử lý nhanh.
- Nhóm cty bán hàng thực phẩm: nếu từng nghe chuyện dân gian Thạch Sùng trữ gạo để bán sau khi lũ lụt thì có thể hiểu rằng các công ty bán thực phẩm chỉ kiếm lời nhiều khi có dự trữ hàng hóa lớn. Nguồn cung ít thì đẩy giá lên cao. Luật chơi thì công bằng, nhưng đầu vào cũng cao thì không hẳn có lợi nhuận đột biến.
- Xây dựng, vật liệu xây dựng: dễ hiểu là nhu cầu xây dựng, sửa nhà, xưởng, cầu đường sẽ tăng, nhưng chú ý là nhu cầu sẽ bão hòa đến một mốc. Biết được các công ty có nhiều hợp đồng là lợi thế. thời gian. Quan trọng là xác định tốt thời điểm.
- Y tế: Để ý là các hãng dược phẩm lớn trên thế giới kiếm được khá nhiều tiền khi khi có dịch cúm H5N1, một thiên tai như lũ lụt thì sẽ đẩy nhu cầu về một vài loại thuốc. Vậy cần xác định các công ty dược phẩm bán cái gì.
- Các cty có nguốn nguyên liệu từ vùng bị thảm họa: Giá nguyên liệu tăng, nhưng chú ý là chỉ vùng này tăng, vùng khác cũng có thể bám theo mà tăng nhưng nhìn chung thì giá nguyên liệu tăng sẽ tăng chi phí, lãi sụt. Do vậy, hiểu công ty mình đầu tư thì có lợi thế hơn.
- Ngân hàng: default rate là cái họ lo sợ. Vì thề nên nắm được tỉ trọng của vùng bị thảm họa trong cơ cấu của ngân hàng là điều tốt. Mặc dù vậy, thường tỉ trọng các vùng này thấp.
- Bất động sản: tôi nghĩ đầu tư bất động sản cần thời gian, trong thời điểm này thì đó là cơ hội mua vào.
Chỉ là muốn viết một vài ý (và cần phát triển thêm).

Tôi không muốn bị coi là kẻ trục lợi, hám tiền, nên tổng hợp một vài lời khuyên khi gặp một thảm họa.

Những việc cần làm sau thảm họa:

Bảo vệ bản thân và những người khác

* Chờ có thông báo rõ ràng trước khi rời khỏi nhà, nơi trú ẩn
* Kiểm tra những người xung quanh xem có bị thương không. Tự sơ cứu và kêu gọi giúp đỡ nếu cần thiết.
* Cảnh giác với những trụ điện rơi đổ.
* Hạn chế gọi điện tới những số điện thoại khẩn cấp.
* Tránh cầu gãy hoặc xuống cấp.
* Kiểm tra ấm nước, và các thiết bị. Nên kiểm tra bằng đèn pin thay vì diêm hay nến.
Nếu ngửi thấy mùi khí gas thì mở cửa sổ, tắt valve mở. Không bật đèn và các thiết bị cho đến khi khí đã bay, và đã kiềm tra hệt thống điện. Nếu dây điện rò rỉ thì tắt nguốn.
* Dùng nước dự phòng hoặc nước vòi đun sôi cho đến khi được thông báo nguồn nước an toàn.
* Thức ăn mà do nước lụ mang tới có thể nhiếm khuẩn, nên loại bỏ.
* Kiểm tra thực phẩm đông lạnh có bị hư hại. Phân ra thức ăn bị nhiễm bẩn hay bị hư.
* Những hố ga, trụ điện đổ, chỗ ngập lụt thì nguy hiểm. Ngập lụt thì tránh sông suối.

Bảo vệ nhà cửa và tài sản cá nhân:


* Tìm xem thiệt hại, gồm cả hư mái nhà, có thể bị mưa dột. (Không trèo lên mái)
* Nếu nguồn điện bị cắt, rút bỏ tất cả phích căm để tránh phóng điện, điện tăng đột biến gây hư hỏng đồ đạc gồm cả TV, đầu máy, PC...
* Làm những bước hợp lí để tránh hư hại thêm: sửa mái nhà, thay kính, vá lỗ hổng, bịt ống rò rỉ.
* Lau nước bẩn ở sàn và thảm.
* Xem xem cái nào cần rửa, lau chùi, cái nào cần sửa.
* Phơi quần áo, đồ dùng cang sớm càng tốt. Giữ hóa đơn vì chúng có thể được trả bởi bảo hiểm.
* Trước khi vứt bỏ món đồ nào thì xem chúng có được bảo hiểm hay không.
* Lập danh sách những gì cần lau chùi, giặt rửa, thời gian để làm, lập danh sách những món đồ bị hư hại, và các thông tin kèm theo.

Nếu nhà bị hư mà không thể ở:

* Bạn có thể phải chi trả nhiều hơn mức sống bình thường.
* Tìm nơi ở tạm cho gia đình.
* Không nên thuê dài hạn, trước khi mọi chuyện giải quyết.
* Giữ hóa đơn.

Hoặc những lời khuyên dưới đây cũng rất hữu ích

- Trước hết, chăm sóc, băng bó, xử lý vế thương cho mình và người thân vì giữ gìn sức khỏe cũng chính là trấn an tinh thần.
- Lên kế hoạch cho bản thân và gia đình: Tối ngủ ở đâu? Nếu có người thân mà không bị ảnh hường thì cầu xin giúp đỡ. Không có ai thì tìm kiếm nơi tạm trú gần nhất.
Khi rời nhà, nơi trú ẩn cần chú ý đến những cái bẫy như cây bị gãy đổ, cầu gẫy, cẩn thận với những cái giếng, hố bị ngập lụt.
- Sau khi tìm được chỗ ở cho những ngày tiếp theo thì thở sâu để nhận biết tất cả những gì đã xảy ra. Có thể muốn nói chuyện với một người nào khác về cảm xúc và suy nghĩ.
- Hạn chế tiếp xúc giới truyền thông.
- Cố gắng nghỉ ngơi, và uống nước để hồi phục sức khỏe. Chú ý đến nước nhiễm bẩn vì có thể nhiểm khuẩn như bệnh tả.
- Chấp nhận những lời đề nghị giúp đỡ từ người khác.
- Dành thời gian càng nhiều cho người thân, và làm những chuyện mà tất cả muốn làm.
- Liên lạc với gia đình và bạn bè để luôn có nơi sẵn sàng giúp đỡ.
- Cố gắng tránh việc chỉ ăn và ngủ vì nó thể làm mọi chuyện đơn giản trở nên xấu đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).