Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Đầu Tư Theo Cách John Templeton

Sir John MarksTempleton, CFA là nhà đầu tư cổ phiếu Anh gốc Mỹ, đồng thời là nhà kinh doanh và nhà từ thiện. Templeton trở thành tì phú bằng cách tiên phong trong việc sử dụng quỹ tương hỗ đa dạng hóa toàn cầu.

Templeton được phong tước Hiệp sĩ Knight Bachelor bởi nữ hoàng Elizabeth năm 1987 vì những đóng góp từ thiện
Tạp chí Money năm 1999 gọi ông là "arguably the greatest global stock picker of the century” (lựa chọn cổ phiếu toàn cầu vĩ đại nhất thế kỷ).
Năm 2007, Templeton được đưa tên vào danh sách 100 Most Influential People (Time 100) của tạp chí Time dưới danh mục "Power Givers" vì những đóng góp của John Templeton Foundation.

Nói về đầu tư, ông phủ nhận phân tích kỹ thuật và thiên dùng phân tích cơ bản. Nhà đầu tư contrarian thiên về giá trị với tầm nhìn toàn cầu, John Templeton nhấn mạnh đến tính linh động. Ông phản đối việc chọn một loại tài sản hay hoặc cách lựa chọn vĩnh viễn (tức là chỉ lựa chọn một lần).

Theo một cách nào đó, điều này dễ hiểu khi mà phong cách đầu tư của ông là comparison-shopping (chọn mua bằng cách so sánh), tức là luôn sẵn sàng loại bỏ một cổ phiếu để lấy một cổ phiếu khác tốt hơn, và sự tự tin tạo bởi nguồn kiến thức dồi dào.

Ông cũng là tiên phong trong việc tìm kiếm toàn cầu về giá trị và là sáng lập viên của Templeton Group. Với phong cách săn tìm giá hời, ông tìm kiếm những nền kinh tế mở với những xu thế ít xã hội chủ nghĩa và những chính sách ủng hộ đầu tư.

Thật thú vị khi nhận ra cách mà ông xác định giá trị. Với ông, một trăm nhân tố hay nhiều hơn thế có thể được xem xét vào quá trình định giá, nhưng phần lớn trong số chúng là mang tính đặc trưng của ngành; có 4 nhân tố luôn hiện hữu. 4 nhân tố chính để xem xét trong phân tích cơ bản một công ty là:

1. Chỉ số P/E so sánh với những công ty tương tự
2. Lợi nhuận hoạt động biên (operating profit margins); xem nó có đang tăng không
3. Giá trị thanh lý (liquidation value), tức là giá bán khi thanh lý (sell-off)
4. Tốc độ tăng trưởng trung bình của lợi nhuận, và tính nhất quán của sự tăng trưởng. Tránh những công ty mà lợi nhuận sụt 2 năm liên tiếp. Và cũng né tránh những công ty mà phát triển quá nhanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).