Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Mark-to-market Accounting

Mark-to-market Accounting (kế toán theo giá trị thị trường) không phải là một đề tài mới, thực tế nó là vấn đề tranh cãi từ lâu, đặc biệt là sau vụ gian lận của Enron, và tác động của nó trong khủng hoảng tài chính vừa qua. Tôi tổng hợp lại một vài ý kiến.

Mark-to-market (kế toán theo giá trị thị trường) hay fair value accounting (kế toán theo giá hợp lý) là chuẩn mực kế toán mà ghi nhận giá trị của các công cụ tài chính theo giá hợp lí trên thị trường hiện tại, hoặc giá của các công cụ tương tự.


Ở Mỹ


Enron

Enron phá sản ở Mỹ chưa phải lớn nhất (sau vụ Worldcom), song lại chứa đựng rất nhiều thông tin về sự gian lận kế toán khi sử dụng phương pháp tính theo giá trị hợp lý. Enron sử dụng phương pháp mark-to-market để khai báo doanh thu. Enron sử dụng cho hàng tồn kho, ngoài ra còn có các giao dịch forwards, swaps, options, các hợp đồng vận chuyển năng lượng và các loại hợp đồng khác. Các hợp đồng dài hạn do được điều chỉnh theo giá hợp lý, được tính bằng cách ước lượng giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai, nên đã thổi phồng con số lợi nhuận. Đặc biệt, Enron dùng kế toán mark-to-market cho các công ty con chuyên biệt, được gọi là price-risk-management. Enron ghi nhận lợi nhuận ngay khi ký một hợp đồng dài hạn với một công ty công nghệ, khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn (thật ra không có công nghệ nào) nhưng Enron vẫn tiếp tục ghi nhận lợi nhuận mặc dù lỗ.

FAS 157

Tiêu chuẩn FAS 157 bắt đầu có hiệu lực ngày 15/11/2007, theo đó các tài sản của các financial institutions sẽ chia làm 3 level:

* Level 1: Tài sản có giá thị trường
* Level 2: Tài sản không có giá thị trường, chúng được định giá theo một mô hình. Mô hình này được tính dựa theo giá những loại chứng khoán tương tự, mức lãi suất ...
* Level 3: loại này không có giá thị trường, cũng chẳng có mô hình để tính toán, nên người ta sẽ đưa ra giả định khi lập báo cáo tài chính.

Như vậy, ai cũng dễ dàng thấy sơ hở của loại tài sản level 3 này. Giả định thế nào thì gọi là hợp lí. Vấn đề của kế toán mark-to-market ở đây là luôn phải ghi nhận theo giá trị thị trường. Tuy nhiên , khi kinh tế gặp khủng hoảng, nhiều loại tài sản, hay công cụ tài chính bỗng chốc mất tính thanh khoản. Giá thị trường thị tụt dốc không kìm hãm được. Nếu các tổ chức tài chính có tài sản lớn đặc biệt các loại chứng khoán tổng hợp sử dụng phương pháp mark-to-market sẽ ghi nhận những khoản lỗ lớn khi mà các nhà đầu tư hoảng sợ, cả thị trường chỉ bán, và thậm chí nhưng giao dịch. Bank for International Settlements đề nghị kế toán theo giá trị của các chứng khoán thế chấp dưới chuẩn được xếp hạng AAA (sử dụng ABX index). Điều này làm cho các khoản lỗ trầm trọng hơn.

Ngày 9/4/2009, FASB đã cập nhật bản FAS 157: sẽ lới lỏng không quy định mark-to-market khi thị trường không ổn định. Nhóm đầu tiên sẽ áp dụng từ 15/3, còn tất cả sẽ áp dụng từ 15/6.

Ở Việt Nam


Các quy định về kế toán theo giá thị trường rất chung chung, ngay cả trong Thông tư số 210/2009/TT-BTC (ngày 6/11/2009) hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính tại Việt Nam. Xin trích vài ý:

Điều 3, khoản 6: Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh. Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm chứng khoán nắm giữ để kinh doanh, nếu:
(i) Được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán lại/ mua lại trong thời gian ngắn;
(ii) Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; hoặc
(iii) Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả).
b) Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, đơn vị xếp tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Khoản 14: Giá trị hợp lý: Là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá.

Điều 17. Trình bày các loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Giá trị ghi sổ của từng loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính sau được trình bày trong bảng cân đối kế toán hoặc trong thuyết minh báo cáo tài chính:

1- Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó tách riêng tài sản tài chính được đơn vị xếp vào nhóm này tại thời điểm ghi nhận ban đầu và tài sản tài chính nắm giữ để kinh doanh;
2 - Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
3 - Các khoản cho vay và phải thu;
4 - Tài sản tài chính sẵn sàng để bán;
5 - Nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó tách riêng nợ phải trả tài chính được đơn vị xếp vào nhóm này tại thời điểm ghi nhận ban đầu và nợ phải trả tài chính nắm giữ để kinh doanh;
6 - Nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ.

Điều 18. Thuyết minh đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

1 - Nếu đơn vị phân loại một khoản cho vay hoặc phải thu (hoặc nhóm các khoản cho vay hoặc phải thu) vào nhóm được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đơn vị sẽ phải thuyết minh về:
a) Mức độ rủi ro tín dụng tối đa của khoản cho vay hoặc phải thu (hoặc nhóm các khoản cho vay hoặc phải thu) tại ngày báo cáo;
b) Mức độ giảm thiểu rủi ro tín dụng của các công cụ phái sinh tín dụng có liên quan hoặc các công cụ tương tự;
c) Giá trị hợp lý của khoản cho vay hoặc phải thu (hoặc nhóm các khoản cho vay hoặc phải thu) cuối kỳ, những thay đổi về giá trị hợp lý trong kỳ do thay đổi về rủi ro tín dụng của tài sản tài chính;
d) Giá trị hợp lý cuối kỳ và thay đổi về giá trị hợp lý trong kỳ của các công cụ tài chính phái sinh tín dụng có liên quan hoặc các công cụ tương tự kể từ khi khoản cho vay hoặc phải thu được phân loại vào nhóm này.

2 - Đơn vị phải thuyết minh các thông tin sau đối với nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
a) Giá trị hợp lý cuối kỳ, những thay đổi về giá trị hợp lý trong kỳ do thay đổi về rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải trả tài chính.
b) Chêch lệch giữa giá trị ghi sổ của nợ phải trả tài chính và giá trị đơn vị phải thanh toán khi đáo hạn theo hợp đồng cho chủ sở hữu của các khoản nợ đó.

Điều 28. Thuyết minh về giá trị hợp lý

Đơn vị phải thuyết minh các thông tin về giá trị hợp lý như sau:
1- Giá trị hợp lý của những tài sản và nợ phải trả tài chính để có thể so sánh giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ.
2 - Các phương pháp xác định giá trị hợp lý của từng loại tài sản hay nợ phải trả tài chính.

Như vậy, là việc áp dụng giá trị hợp lí sẽ gồm cả tài sản và nợ tài chính (so với trước đây, giới kiểm toán có thảo luận là chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ có tài sản mới định giá theo giá thị trường). Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa phân định rõ cách tính giá trị của các công cụ tài chính, và chỉ giới thiệu các phương pháp thẩm định giá. Có lẽ ở Việt Nam chưa có loại Level 3 asset như trong trong FAS 157, nên các công cụ tài chính ở Việt Nam sẽ giống như Level 1, Level 2.
Cũng không thấy quy định về tính giá trị hợp lý của các illiquid assets, trong khi ở Việt Nam hay biến động về lãi suất.

Bạn nào am hiểu lịnh vực kế toán, kiểm toán xin cho ý kiến với.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).