Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Động Lực Thổi Phồng Báo Cáo Tài Chính

Những thông tin trên báo cáo tài chính được dùng trong những trường hợp khác nhau mà có thể tạo động lực để những người lập báo cáo có thể cơ hội khi báo cáo kết quả. Đặc biệt, những người làm báo cáo có thể chi phối thị trường vốn hay các phương thức đo lường hiệu quả theo những bản hợp đồng.



Image credited to lusi

Thị trường vốn

Khi những thông tin tài chính được báo cáo lên các thị trường vốn, giá chứng khoán sẽ dịch chuyển. Điều này rõ ràng tạo một động lực cho cấp quản lý làm các báo cáo tài chính mà bằng hoặc vượt xa những dự báo hiện tại, và quản lý các dự báo tiếp tục đi lên.

Số lượng các công ty báo cáo kết quả tốt vượt mức dự báo của sell-side analyst (phân tích làm việc ở bên bán chứng khoán) nhiều hơn số công ty báo cáo kết quả thấp hơn.
Mục tiêu mà công ty đang cố gắng thực hiện là một benchmark động: dự đoán chung của giới sell-side analyst. Bằng cách sử dụng những giao thiệp mang tính chiến lược với cộng đồng đầu tư, cấp lãnh đạo có thể dời mốc benchmark này. Tương tự, những con số lợi nhuận thông báo là một mục tiêu động tùy nghi theo cấp lãnh đạo. Việc tập trung báo vào báo cáo lợi nhuận để mà bằng với những dự báo chung thường được gọi là cuộc chơi lợi nhuận. Thực tế, "cuộc chơi" này có liên hệ tới nhưng áp lực từ thị trường vốn tới công ty. Những lợi nhuận ở đầu năm tài chính mà công ty thông báo thường thấp hơn dự báo đầu năm, nhưng về cuối năm thì lại lớn hơn. Như vậy những dự báo đã chuyển từ lạc quan (ban đầu) trở thành bi quan (sau này) so với lợi nhuận thông báo. Và sự dịch chuyển này tạo ra một sự ngạc nhiên về lợi nhuận báo cáo.

Những năm gần đây thì ngày càng phổ biến, đặc biệt là những công ty phát hành cổ phiếu hoặc người nội bộ trong công ty, tính trung bình, đang bán ra cổ phần.

Hợp đồng


Những thông tin kế toán được sự dụng trong nhiều hợp đồng gồm cả hợp đổng với cấp lãnh đạo và những hợp đồng liên quan đến chứng khoán tài chính. Cả hai loại hợp đồng có thể tạo ra động lực để cấp lãnh đạo sự dụng các kỹ thuật về kế toán với mục đích trục lợi.

Ví dụ, thù lao cho cấp lãnh đạo điển hình là một công thức hàm số liên quan đến lợi nhuận công ty, cũng như giá cổ phiếu , nói chung đều liên quan lợi nhuận doanh nghiệp dù đó là một con số cụ thể hay con số tương đối so với benchmark.

Những thông tin trên báo cáo tài chính thường được sử dụng như là một phần cơ bản để định ra mức thù lao cho câp lãnh đạo. Những hợp đồng như vậy tạo ra những động cơ trực tiếp để cấp lãnh đạo trục lợi khi tùy chỉnh các thông tin kế toán.

Những hợp đồng khác mà có sử dụng thông tin kế toán như là hợp động nợ: Những công ty hiện còn mang nợ sẽ gặp nhiều hạn chế bởi debt covenants (một loại điều khoản thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay) và năng lực cấp lãnh đạo có thể được tính theo những chi phí lãi. Và cấp lãnh đạo có thể dùng biện pháp kế toán để làm lợi cho mình.

Cơ chế kỷ luật cấp lãnh đạo

Có nhiều cớ chế để giảm bớt những lạm dụng quyền hạn để thổi phồng các kết quả kinh doanh. Một vài ví dụ về những cơ chế đảm bảo việc báo cáo chân thật:

- Kiểm toán ngoài: Mọi công ty đại chúng đều buộc phải kiểm toán các báo cáo tài chính bởi một kiểm toán có đăng kí. Với quy trình này, các báo cáo tài chính sẽ kiểm duyệt độc lập. Đặc biệt, nhiệm vụ của những kiểm toán ngoài doanh nghiệp là đưa ra nhận xét về tính trung thực của báo cáo tài chính tổng hợp, ý kiến về đánh giá của cấp lãnh đão về kiểm soát nội bộ, và ý kiến về những kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính.

- Kiểm toán nội bộ, ủy ban kiểm toán, và ban giám đốc. Ban giám đốc cùng các ủy ban và sự giám sát của kiểm toán nội bộ có năng lực để thực hiện chức năng kiểm tra cấp lãnh đạo.

- Giấy phép, chứng chỉ về quản lý. Như những quy định về Chứng chỉ Kế Toán Trưởng...

- Luật sư. Những vụ kiện khởi tố tập thể có có thể là cách hiệu quả để làm giảm bớt động lực để mưu đồ riêng với hệ thống báo cáo tài chính.

- Những công cụ điều tiết. Những biện pháp điều phối, gồm cả mức truy tố hình sự cho những hành động sai trái có thể là cho những cấp lãnh đạo phải căn cơ suy nghĩ về những hành động của mình.

- Những theo dõi của thì trường. Phóng viên tài chính, nhà đầu tư tổ chức "activist" (tức những cổ đông có quyền tác động lên cấp lãnh đạo bằng tỉ lệ cổ phiếu của mình), giới phân tích...luôn theo dõi sát những báo cáo tài chính để phát hiện những hành vi sai phạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).