Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

Rổ Hàng Hóa Tính CPI

Đại diện Tổng Cục Thống Kê vừa đưa cách tính CPI theo đó, rổ hàng hóa tính sẽ thay đổi. Điểm quan trọng nhất là tỉ trọng của lương thực thực phẩm giảm xuống còn 39,93% thay vì mức 42,85% như cách tính từ năm 2005. Giá lương thực ở Việt Nam có độ dao động cao, với tỉ trọng cao của thực phẩm thì tổng chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn. Còn nhớ năm 2008 CPI đã tăng chóng mặt do giá thực phẩm tăng nhanh.
Với việc giảm quyền số của thực phẩm trong rổ hàng hóa, chỉ số lạm phát của Việt Nam sẽ nhẹ thở hơn.

Chi tiết rổ hàng theo cách tính mới.



Các nhóm hàng và dịch vụ
Quyền số (%)
C
 Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng
100,00
01
 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
39,93
011
  1. Lương thực
8,18
012
  2. Thực phẩm
24,35
013
  3. Ăn uống ngoài gia đình
7,40
02
 II. Đồ uống và thuốc lá
4,03
03
 III. May mặc, mũ nón, giày dép
7,28
04
 IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
10,01
05
 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
8,65
06
 VI. Thuốc và dịch vụ y tế
5,61
07
 VII. Giao thông
8,87
08
 VIII. Bưu chính viễn thông
2,73
09
 IX. Giáo dục
5,72
10
 X. Văn hoá, giải trí và du lịch
3,83
11
 XI. Hàng hoá và dịch vụ khác
3,34


Xem thông cáo báo chí.

8 nhận xét:

  1. Anh àh, ko bít các bác GSO đưa ra giỏ hàng kia theo căn cứ nào nhỉ. Mà sao ko làm luôn cái core-CPI cho đỡ bị bảo là "nhẹ thở" với ko "nhẹ thở" :P.

    Trả lờiXóa
  2. Anh nghĩ lý do chính là sợ năm 2010 có nguy cơ lạm phát cao nên phải tính lại sao cho dân chúng đỡ lo. Với cách tính cũ thì core inflation thấp hơn nhiều so với inflation công bố (không rõ là cùng quan điểm ECB hay không). So với Trung Quốc thì thực phẩm chỉ chiếm khoảng 1/3, nên có khi VN mình "học hỏi" theo.

    Trả lờiXóa
  3. Anh này, việc thay đổi quyền số như vậy có làm mất đi tính lịch sử của chỉ số CPI ko nhỉ. Như năm 2009 và sắp tới là 2010, nếu ko có sự thay đổi đó, thì CPI tính theo cách cũ sẽ là bao nhiêu? Và mình có cách nào ước lượng được con số đó không?

    Có khi vì muốn làm đẹp cái chỉ số này, 2010 lại điều chỉnh cho tỷ trọng lương thực chỉ còn 20% í chứ!

    Trả lờiXóa
  4. Anh cũng không rành về mấy thứ vĩ mô lắm. Thấy cứ 5 năm là thay đổi rổ tính CPI, lần này là cho kỳ 2010-2014. Giải thích cho việc này là nền kinh tế thay đổi (ý nói tỉ trọng các ngành kinh tế thay đổi) nên CPI phải được điều chỉnh. Anh nghĩ nếu chính phủ nhìn CPI để đưa ra các biện pháp ổn định kinh tế thì dùng chỉ số CPI có thực phẩm thì thực tế hơn. Trong khi nếu dùng để chiết khấu các khoản đầu tư thì có lẽ loại thực phẩm (core inflation) thì tốt hơn.

    IMF có tính CPI theo cách riêng của họ, không chắc giờ còn tiếp tục không.

    Mặc dù anh nghĩ việc ước tính CPI kỳ 2010-2014 theo cách cũ là phức tạp vì ngoài thay đổi quyền số, thì số các mặt hàng cũng thay đổi.
    Hàng tháng, GSO vẫn thống kê chi tiết về CPI của từng nhóm hàng. (Giả sử việc thêm từng mặt hàng vào nhóm hàng không có ảnh hưởng lớn), em cũng có thể tạm ước lượng bằng cách tính lại, tức là em cộng lại theo quyền số cũ.

    Trả lờiXóa
  5. huhu,do uong voi thuoc la qua cao.dung la dan minh nghien thuoc va ruou nang :(

    Trả lờiXóa
  6. Hoan hô, cứ thay đổi thế này thì không lo CPI tăng cao nữa (vui vẻ cả làng) Nhưng còn phải lo cái khác lớn hơn.

    Trả lờiXóa
  7. Sang năm cứ coi cái nhóm nào tăng cao thì giảm tỷ trong lại thi OK thoi, phải ko?

    Trả lờiXóa
  8. Chúng nó có báo cáo 5% thì cũng được, ai kiểm tra?. Nên nhớ, lạm phát là cách bóc lột âm thầm mà hiệu quả nhất của tư bản.

    Trả lờiXóa


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).