Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

Rủi Ro Ngành Bảo Hiểm

Mới đây, người ta bàn luận về chuyện Vinashin thoái vốn ở Bảo Việt. Tôi mới nghĩ về ngành này. Và câu hỏi là ngành bảo hiểm có an toàn hay không?
Bảo hiểm được dùng làm một công cụ trong quản trị rủi ro. Song, bảo hiểm cũng được một số người xem như một trò cá cược.
Bạn thường nghe các thuật ngữ như bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bộ phận cơ thể người (như của các sao Hollywood hay các vận động viên thể thao), bancassurance, hay tái bảo hiểm,..Tuy các loại/hình thức bảo hiểm trên có khác nhau nhưng chúng có đặc điểm chung: người được bảo hiểm sẽ đưa tiền cho công ty bảo hiểm, và khi sự cố xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm.
Bằng cách này rủi ro đã được chuyển sang cho công ty bảo hiểm dù không hoàn toàn (vì cty bảo hiểm sẽ loại trừ một số trường hợp không được bảo hiểm).
Tuy nhiên công ty bảo hiểm sẽ có 2 loại rủi ro: i) rủi ro được chuyển từ người được bảo hiểm và ii) rủi ro từ quản lí tiền.

I. Rủi ro chuyển từ người được bảo hiểm
Nếu coi bảo hiểm là trò chơi các cược, thì dường như công ty bảo hiểm nắm phần chuôi. Ngoài việc, công ty bảo hiểm sẽ loại bỏ những trường hợp không thể/không được bảo hiểm, thì xác suất để các rủi ro này xảy ra thường thấp. Nhưng công ty bảo hiểm sẽ gặp khó khăn lớn khi gặp phải các rủi ro lớn như thiên tai, lũ bão, động đất, chiến tranh, hay khủng bố.
Ví dụ điển hình là vụ khủng bố 11-9 (2001) và cơn bão Katrina ở New Orleans (2005)
Theo một số liệu thì các ty bảo hiểm lỗ $39.5 billion (adjusted to 2008 dollars) vì sự kiện 11-9, $40.6 billion claims vì bão Katrina (95% settled).



Thường các công ty bảo hiểm làm ăn rất lời, như bạn thấy là họ chẳng làm gì cả, chỉ ngồi chờ người khác mang tiền cho mình. Nhưng nếu gặp những tai họa như trên thì lại lỗ. Nhìn tổng thể thì ngành bảo hiểm không phải là ngành siêu lợi nhuận. Hãy xem một vài số liệu (của Mỹ) từ Yahoo!Finance (ngày 11-09-2009)



II. Rủi ro trong quản lí tiền
Khi thu insurance premium từ khách hàng, các công ty bảo hiểm sẽ có lượng tiền mặt. Và để tiền không bị mất giá, các công ty thường đem đầu tư vào fixed income như T-bills, G-bonds. Mọi chuyện sẽ không có gì nghiêm trọng, nhưng nếu công ty bảo hiểm đầu tư vào các loại hình chứng khoán phái sinh có tính chất như zero-coupon bonds thì rủi ro sẽ cao hơn. Điền hình nhất là việc AIG đầu tư 3/4 vốn của mình vào các mortgage-backed securities. Thật ra, các chứng chỉ là một sản phẩm tài chính, bản thân nó vẫn mang tính chất rủi ro của việc thế chấp. Bằng việc lý giải default rate của một khoản thế chấp sẽ tự "bù" bởi lợi nhuận của các khoản thế chấp khác, các công ty xếp hạng tín nhiệm lại đánh giá cáo các Collateralized Mortgage Obligations (CMO) này. Các công ty xếp hạng đã làm thiếu một việc là tính default rate của từng khoản thế chấp trong mỗi gói CMOs. Kết quả là chúng ta có một cuộc khủng hoảng tài chính.

Vài nét về Bảo Việt
Bảo Việt Holdings là một tập đoàn chuyên bảo hiểm và tài chính. Các công ty con của Bảo Việt:
- Tổng công ty Bảo hiểm VN: BH phi nhân thọ, 100% vốn
- Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ: BH nhân thọ, 100% vốn
- Quản lý Quỹ Bảo Việt: mua bán CK, 100% vốn
- Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA): liên doanh, 51%
- Ngân hàng Bảo Việt: thương mại cổ phần,52%
- Chứng khoán Bảo Việt: chủ yếu môi giới CK, 60%
- Đầu tư Bảo Việt: bất động sản, 55%
- Bảo Việt Âu Lạc: đào tạo dạy nghề

Bảo Việt lại chào sàn (OTC/tháng 6/2007) khá thành công 73.910 đồng/cổ phần. Mặc dù vậy, Bảo Việt có số liệu kinh doanh kém ấn tượng trong năm 2008, giảm 20% so với năm trước.
Lý do có thể là Bảo Việt đang lấn sân sang lĩnh vực đầu tư tài chính. Ví dụ: Quản lý quỹ Bảo Việt BVF: Nếu trong năm 2000, tổng tài sản mà BVF quản lý là 2.613 tỷ đồng, thì đến ngày 31/12/2007, con số này đã lên đến gần 13.000 tỷ đồng.
Nhưng ngay cả, bộ phần bảo hiểm cũng đạt lợi nhuận kém so với toàn ngành.
Bạn có thểm xem các báo cáo tài chính và thuyết minh tại đây.
Hiện giá của BVH là ~40.000 đồng. Đó là lý do Vinashin lỗ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).