Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

October Effect - Hiệu Ứng Tháng 10

Ở Mỹ, người ta thường nhắc tới thuật ngữ "October effect" vì một số nhà đầu tư lo lắng trong suốt tháng 10 bởi vì những sự kiện thị trường sập sàn trong lịch sử đều diễn ra trong tháng này. Ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm đen tối đầu xảy ra vào tháng 10/1929, sau đó là khủng hoảng Great Depression.
Thêm nữa, sự sụp đổ năm 1987 cũng xảy ra vào 19 tháng 10 khi đó chỉ số Dow Jones giảm 22.6% chỉ trong một ngày (thứ Hai đen tối).

Gần đây nhất khủng hoảng năm 2008, thị trường giảm sâu trong tháng 10, như trong ngày 6 tháng 10, 2008 chỉ số Dow Jones sụt giảm thấp nhất kể từ 2004.
Bởi vậy người ta thường lo lắng thị trường chứng khoán sẽ không tiến triển tốt trong tháng 10.

Một điều thú vị là cứ khoảng tháng 10, người dùng Internet lại tìm kiếm trên Google với từ khoá "October effect" nhiều hơn. Có thể phần nhiều là mang tính học thuật.

October effect là thuật ngữ phổ biến trong nhóm Calendar effect, một trong những nghiên cứu của tài chính hành vi (behavioral finance).

Tháng 10 ở Việt Nam

Tuổi của thị trường chứng khoán Việt Nam quá nhỏ để có thể nghiên cứu gì ở đây. Nhưng để ý là nhà đầu tư ở thị trường Việt Nam luôn nghe ngóng thông tin từ Mỹ. Lấy ví dụ Dow Jones, tôi thấy trong tuần đầu Dow thường giảm, sau đó thì phục hồi lại. VN-Index thì lại bám theo.


VN-Index tháng 10/2009

Ngoài ra, tháng 10 ở Việt Nam có một ý nghĩa khác. Tháng mười là thời điểm các công ty niêm yết nộp báo cáo tài chính quý 3. Những báo kết quả kinh doanh ước tính của quý 3 này sẽ là yếu tố phân hóa cổ phiếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


• Nếu bạn không có tài khoản Google/Blogger profile, hay các blog platform khác, bạn vui lòng chọn Name(Tên)/URL thay vì Anonymous (Ẩn danh).